TÓM TẮT NHỮNG KẾT QUẢ CỦA DỰ ÁN

Một phần của tài liệu Bảo tồn giá trị truyền thống các nghề thủ công bằng phương pháp Photovoice (Trang 43 - 48)

Dự án Bảo tổn giá trị truyền thống của các nghề thủ

công được thực hiện từ tháng 12/2002 đến hết tháng 8/2003

tại bản Na Sang 2 và làng Đại Bái. Dự án đã thu hút 05 nhà nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, 01 cán bộ của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 20 người dân bản Na Sang 2 và 18 người thợ thủ công làng Đại bái. Dự án đã áp dụng phương pháp mới Photovoice và trao máy ảnh cho những người thợ thủ công để họ tự chụp ảnh nói lên những suy nghĩ và trăn trở của mình về nghề thủ công truyền thống của địa phương. Dự án đã mang lại những kết quả "hữu hình" và "vô hình" như sau:

1. Kết quả "hữu hình"

a) Hình thành 2 kỷ yếu làng/bản và nghề thủ công

Thông qua dự án này, các nhà nghiên cứu đã hình thành nên 02 bộ kỷ yếu về nghề thủ công ở 2 làng, một ở miền núi, một ở đồng bằng Bắc bộ. Đó sẽ là cơ sở cho một cuốn sách viết về những truyền thống thủ công ở làng bản và những hoạt động thủ công đương đại. Cuốn sách sẽ gồm ảnh, những lời trích dẫn và phần lời dẫn do những nhà nghiên cứu viết. Cuốn sách sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về lịch sử và văn hoá của làng nghề cho công chúng và cho những người quan tâm.

b) Tạo ra 3 cuộc trưng bày có ý nghĩa lớn giới thiệu về nghề thủ công truyền thống của người Lào ở bản Na nghề thủ công truyền thống của người Lào ở bản Na Sang 2 và người Kinh ở làng Đại Bái

Từ những bức ảnh do những người thợ thủ công chụp, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam kết hợp với địa phương tổ chức 2 cuộc triển lãm ảnh ngay tại nơi sinh sống của những người thợ thủ công. Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam, những người dân tự tổ chức triển lãm giới thiệu về nghề truyền thống của mình, đồng thời, đây cũng là lần đầu tiên Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức triển lãm tại ngay nơi sinh sống của cộng đồng là đối tượng nghiên cứu nên ý nghĩa của nó càng trở nên sâu sắc. Sau khi triển lãm kết thúc, các pano trưng bày sẽ được lưu giữ ở bản và sẽ có tác dụng tốt đối với cộng đồng. Cuộc triển lãm thứ 3, tổng hợp của 2 cuộc trưng bày trên, được tổ chức tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

c) Hình thành và lưu giữ một hệ thống tư liệu phong phú

Hàng nghìn phim, ảnh và tư liệu phỏng vấn về nghề dệt ở bản Na Sang 2 và nghề gò đồng ở làng Đại Bái đã được những người tham gia dự án thu thập và được lưu giữ tại bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Đây là những tư liệu quý phục vụ những nhà nghiên cứu, những người quan tâm đến nghề thủ công và cho thế hệ tương lai.

2. Kết quả "vô hình"

Cùng với những kết quả "hữu hình" còn có những kết quả "vô hình" - đó là việc nâng cao nhận thực của cộng đồng về tầm quan trọng của các giá trị truyền thống của các nghề thủ công.

a. Nâng cao hiểu biết của công chúng về các nghề và làng nghề thủ công truyền thống nghề thủ công truyền thống

Với phương pháp Photovoice, những người thợ thủ công đã có điều kiện đễ tự mình giới thiệu về truyền thống và về làng nghề của mình. Trong một buổi họp mặt giữa chủ dự án và các

thành viên tham gia dự án ở làng Đại Bái, ông Nguyễn Xuân Sầm đã nói: "Nếu như chúng ta chụp ảnh ở công đoạn cuối thì người ngoài làng nghe không biết như thế nào về một quy trình làm ra sản phẩm. Vì vậy phải chụp toàn bộ các công đoạn từ A đến Z tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh". Câu nói đó cho thấy những người thợ thủ công tham gia dự án tin rằng những bức ảnh do những người am hiểu về các công đoạn sản xuất chụp mang tính giáo dục cao hơn những bức ảnh không phải do những người thợ thủ công chụp. Không những thế, ông Nguyễn Văn Dư, Phó bí thư chi bộ xã đã nói với các cán bộ Bảo tàng: "Tôi nghĩ rằng những người Việt Nam đang ở nước ngoài có thể hiểu làng nghề của chúng ta thông qua các bức ảnh đuợc triển lãm. Chúng ta có thể cho họ thấy các hoạt động và nguyện vọng mong muốn của người dân Đại Bái". Như vậy, thông qua dự án này, những thông tin về làng nghề gò đồng Đại Bái và nghề dệt ở bản Na sang 2, sẽ được nhiều người biết đến hơn, người dân sẽ có cơ hội quảng bá các sản phẩm của mình hơn.

b) Truyền thống được lưu truyền từ thề hệ này sang thế hệ khác khác

Trong dự án này, những người trẻ tuổi được học hỏi những thông tin từ các bức ảnh và từ những đóng góp của những người lớn tuổi; đồng thời, những người lớn tuổi có cơ hội trao đổi thông tin cho những người trẻ tuổi thông qua các bức ảnh. Đó chính là một cách trao truyền tri thức truyền thống từ thế hệ này sang thế hệ khác một cách hữu hiệu.

c) Chuẩn bị cho các dự án bảo tồn

Dự án thí điểm này có thể là bước mở đầu cho các dự án bảo tồn nghề thủ công ở các vùng khác của Việt Nam. Trong một cuộc họp ở làng Đại Bái, PGS.TS. Nguyễn Văn Huy, Giám

đốc Bào tàng Dân tộc học Việt Nam, chủ nhiệm dự án đã nói: "Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam không có đủ kinh phí để khôi phục lại những công cụ truyền thống của làng nghề, đó là những bước tiếp theo của dụ án. Điều quan trọng của dự án này là làm sao để những người thợ nhớ lại các công đoạn, các kỹ thuật, các mẫu mã... qua đó chúng ta chụp lại phản ánh trong bức ảnh phục vụ cho trưng bày, giới thiệu về làng nghề". Đồng thời, người dân làng Đại Bái thể hiện mong muốn chụp lại những bức ảnh liên quan đến các sản phẩm truyền thống, các dụng cụ và các công đoạn làm ra sản phẩm để lưu giữ trong Bào tàng. ông Hoàng Văn Lan cho biết: "Tôi đưa ra một ví dụ: bễ thổi kéo bằng tay rất tốt cho việc nấu đồng, nhưng nay còn rất ít các hộ dùng và trong làng cũng chỉ còn vài cái. Chúng ta cần phải chụp ảnh cách thức sử dụng và lưu giữ các bễ kéo đó cho thế hệ trẻ biết". PGS.TS. Nguyễn Văn Huy đã đáp lại ý kiến đó của ông Hoàng Văn Lan: "Chúng tôi muốn có những bức ảnh chụp về cách sử dụng bễ kéo tay. chúng tôi rất cảm ơn những người tham gia dự án đã cùng suy nghĩ làm thế nào để bảo tồn nghề thủ công một cách hiệu quả. Chúng tôi hy vọng rằng, thông qua dự án photovoice, các khâu kỹ thuật, các dụng cụ, các sản phẩm cổ xưa có thể bảo tồn và khôi phục lại được".

d) Bảo tồn giá trị truyền thống

Qua những bức ảnh và những lời viết trên pano trưng bày, những người thợ thủ công làng Đại Bái thế hiện mong muốn lưu giữ những tri thức đặc biệt về nghề gò đồng truyền thống. Ông Hoàng Văn Lan tâm sự: "Chúng tôi nhận thấy rằng, những sản phẩm gò đồng trước đây nguời già làm tốt hơn. Nay rất ít thanh niên biết sử dụng các dụng cụ cũ và các kỹ năng truyền thống ngày càng mất đi. Chỉ những ai làm các công việc chân tay thì mới tạo ra các sản phẩm tốt nhất. Nếu họ rời khỏi làng thì không thể làm tốt. Ngay cả kỹ năng ở các công đoạn đánh

bóng, nấu đồng, họ cũng không thể làm giống như chúng tôi làm". Còn ông Nguyên Viết Dư, Bí thư chi bộ thôn Đại Bái nói: "Năm 1990, chúng tôi trưng bày sản phẩm ở Ấn Độ, Thái Lan, họ đã nhận ra giá trị sản phẩm thủ công của làng nghề gò đồng Đại Bái. Làm thế nào chúng ta có thể bảo tồn các giá trị văn hoá thủ công truyền thống? Dự án Photovoice và Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã giúp chúng ta làm việc này. Chúng ta phải dùng các kỹ năng, các dụng cụ truyền thống để làm ra những sản phẩm mang đặc trung của làng nghề, đồng thời không ngừng cải tiến các mẫu mã, hoa văn phù hợp với người tiêu dùng. Tôi tin rằng, các sản phẩm của làng nghề gò đồng Đại Bái sẽ chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước sau khi dự án photovoice triển khai nghiên cứu ở địa phương".

Tương tự như vậy, những thợ dệt người Lào ở bản Na Sang 2 đã nhận ra tầm quan trọng của nhuộm tự nhiên và những giá trị văn hoá tiềm ẩn trong những mô típ hoa văn truyền thống. Theo nghiên cứu viên Phạm Minh Phúc, những bức ảnh chụp vào tháng 4/2003 khá tốt, tốt hơn nhiều so với ảnh chụp vào dịp Tết. Những bức ảnh tập trung vào chất liệu và những phương pháp nhuộm tự nhiên. Có vẻ như một số phụ nữ cố gắng tìm những chất liệu tự nhiên truyền thống mà ngày nay không còn dùng nữa để chụp ảnh. Tuy nhiên, vì chỉ có một số ít người còn sử dụng phương pháp nhuộm truyền thống nên họ phải thành lập một nhóm và thu xếp việc nhà để đi vào rừng tìm nguyên liệu tự nhiên và chụp ảnh. Một số nguyên liệu hiếm như cánh kiến hay mắc sét họ không thể tìm được mà phải hỏi một số hộ gia đình trong bản xem họ có cất giữ không, hoặc một số người phải đến bản Na Sang 1 để mua. Khi mang những nguyên liệu này về, những người thợ thủ công không quên chế biến và pha màu trước khi nhuộm để chụp ảnh. Một số người không có sợi đã tự bỏ tiền ra mua sợi để nhuộm màu theo truyền thống, mặc dù họ không có ý định làm điều đó.

Ngoài ra, một số người đã chú tâm chụp ảnh nhuộm chàm, từ việc trồng cây, chăm sóc cây, chế biến và nhuộm và việc sử dụng cây vo hom cho màu gần giống màu chàm. Kết quả là, những cuộc phỏng vấn đã xoay quanh vấn đề nhuộm: nguyên liệu tự nhiên, các nguồn tài nguyên, phương pháp chế biến, cách pha màu, cách nhuộm, lợi ích và những điều bất lợi đối với từng kỹ thuật này...

Một phần của tài liệu Bảo tồn giá trị truyền thống các nghề thủ công bằng phương pháp Photovoice (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)