Phát triển mối quan hệ giữa Bảo tàng và làng, bàn

Một phần của tài liệu Bảo tồn giá trị truyền thống các nghề thủ công bằng phương pháp Photovoice (Trang 58 - 59)

I. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ VIỆC TỔ CHỨC DỰ ÁN LẤY TƢ LIỆU VỀ NGHỀ THỦ CÔNG

10.Phát triển mối quan hệ giữa Bảo tàng và làng, bàn

Trong dự án thí điểm này, điều quan trọng là những người dân cần gặp gỡ chủ nhiệm dự án để hiểu thêm về mục tiêu của

dự án và xây dựng mối quan hệ tin tưởng giữa người dân và Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Cuộc gặp mặt cũng giúp cho các cấp lãnh đạo hiểu về mục tiêu và tầm quan trọng của dự án. Bất cứ cơ quan nào liên quan đến dự án nghiên cứu về nghề thủ công cũng cần nghĩ đến việc giới thiệu cơ quan mình cho dân làng vì người dân có thể chưa hiểu được những hoạt động hay mục tiêu của cơ quan.

Trong cuộc gặp gỡ ở làng Đại Bái, chủ nhiệm dự án hỏi những người dân làng xem phát triển dự án như thế nào cho tốt hơn, chụp những bức ảnh phản ánh những tình cảm và hiểu biết của họ về ảnh. Sau đó, ông hỏi người dân xem nên tổ chức trưng bày như thế nào và làm sao để có thể sưu tầm những hiện vật truyền thống cho trưng bày.

Sự nghiêm túc của chủ nhiệm dự án về cuộc trưng bày tương lai tại làng/bản đã khuyến khích người dân suy nghĩ. Ông đã hỏi những cán bộ địa phương và những người tham gia dự án: "Điều quan trọng là phải trưng bày ở địa phương. Làm thế nào chúng ta có thể tổ chúc được trưng bày đó ? Chúng ta phải suy nghĩ ngay từ bây giờ. Chúng ta trưng bày ở đâu? Bao nhiêu khung ảnh, bao nhiêu bài viết? Một khi chúng ta biết được không gian trung bày thì chúng ta sẽ có thể tổ chúc trưng bày được. Chúng ta có khoảng 1.000 ảnh, vậy chúng ta sẽ chọn bao nhiêu đây?"

Một phần của tài liệu Bảo tồn giá trị truyền thống các nghề thủ công bằng phương pháp Photovoice (Trang 58 - 59)