Ảnh hƣởng đối với những nhà hoạch định chính sách

Một phần của tài liệu Bảo tồn giá trị truyền thống các nghề thủ công bằng phương pháp Photovoice (Trang 60 - 61)

II. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ VIỆC ÁP DỤNG PHƢƠNG PHÁP PHOTOVOICE TẠI VIỆT NAM

2. Ảnh hƣởng đối với những nhà hoạch định chính sách

Trong cuộc hội thảo JICA-MARD tổ chức tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tháng 7/2003, một cuộc thảo luận thú vị đã diễn ra giữa các cán bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chủ nhiệm Dự án Photovoice. Một cán bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn góp ý rằng Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cần cẩn thận hơn trong việc lựa chọn ảnh vì có một số ảnh đã chọn mang tính nhạy cảm, không nên giới thiệu. Để minh hoạ, người này phân tích về bức ảnh một người đàn ông làng Đại Bái đang mài vỏ đạn để làm nguyên liệu. Người cán bộ đó nói rằng dân làng Đại Bái vừa mới chịu cảnh tai nạn nghiêm trọng do sử dụng thuốc nổ nguy hiểm nên những bức ảnh như vậy không nên giới thiệu cho công chúng. Một bức ảnh khác mà người này thấy không nên trưng bày là ảnh về một người phụ nữ Lào trồng bông trên nương mới với câu trích dẫn nói rằng kinh nghiệm của những người phụ nữ Lào là cần phải trông bông trên những nương đất tốt. Theo người cán bộ đó, bức ảnh làm nương này không nên dùng vì nó khuyến khích việc phá rừng làm nương trồng bông.

Chủ nhiệm Dự án Photovoice đã trả lời rằng nếu bức ảnh về người đàn ông chế nguyên liệu thô ở làng gò đồng Đại Bái được giới thiệu sớm hơn và rằng nếu nhiều điều mà người dân nói về những mối nguy hiểm trong làng của họ được nói sớm hơn thì chính quyền các cấp có lẽ đã có thể ngăn chặn được vụ nổ xe buýt nghiêm trọng ở làng Đại bái. Tương tự như vậy, ông nói rằng việc luân canh làm nương hiện nay đang được bàn bạc để tìm ra giải pháp tối ưu vì chúng ta đã có kinh nghiệm vài chục năm làm công tác định canh định cư mà kết quả chưa được bao nhiêu. Vậy nên, đây không phải là vấn đề nhạy cảm. Một nhà nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cho biết thêm rằng, bức ảnh người đàn ông chế biến nguyên liệu thô từ vỏ đạn đã được chiếu bằng máy chiếu ảnh để mọi người tham gia dự án của làng Đại Bái thấy rõ tình trạng khan hiếm nguyên liệu thô của những thợ thủ công ở đây.

Trong khi đó, một cán bộ khác ở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lại nhất trí rằng những nhà hoạch định chinh sách cần nghe tiếng nói của những người dân để biết cách giúp đỡ họ và người cán bộ đó tôn trọng những bức ảnh và trích dẫn của dự án photovoice vì lẽ đó.

Cuộc tranh luận nhỏ về ảnh cho thấy những bức ảnh của Photovoice có thể làm cho những nhà hoạch định chính sách để tâm đến nội dung của bức ảnh cũng như lời trích dẫn, để từ đó học hỏi từ những người dân và có các biện pháp hữu hiệu giúp đỡ họ. photovoice có thể giúp những nhà hoạch định chính sách nhiều cả về những nhu cầu bảo tồn truyền thống và những vấn đề hiện tại đang thách thức người dân.

Một phần của tài liệu Bảo tồn giá trị truyền thống các nghề thủ công bằng phương pháp Photovoice (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)