Lên kế hoạch nghiên cứu, phỏng vấn và triển khai dự án

Một phần của tài liệu Bảo tồn giá trị truyền thống các nghề thủ công bằng phương pháp Photovoice (Trang 57 - 58)

I. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ VIỆC TỔ CHỨC DỰ ÁN LẤY TƢ LIỆU VỀ NGHỀ THỦ CÔNG

9.Lên kế hoạch nghiên cứu, phỏng vấn và triển khai dự án

"Nếu chỉ ở làng bản một thời gian ngắn thì việc các nhà nghiên cứu đến bản, làng như là họ đang lấy đi điều gì vậy. Chúng ta không nên chỉ đến làng để phỏng vấn về những bức ảnh của photovoice. Dân tộc học không có nghĩa là chỉ có phỏng vấn" - PGS.TS. Nguyễn Văn Huy nói. "Để xây dựng mối

quan hệ với người dân, ít nhất chúng ta phải ở làng, bản 7-10 ngày hàng tháng và thời gian dự án không nên dưới một năm đó là chưa kể thời gian tìm hiểu về làng và gặp gỡ với dân làng".

Trong những tháng đầu tiên, những nhà nghiên cứu nên tiến hành nghiên cứu để họ có những kiến thức cơ bản về văn hoá của làng cũng như những kỹ thuật thủ công. Họ cũng cần tìm hiểu về dân làng và cách sống của họ trước khi trao máy ảnh cho dân.

Nếu cán bộ nghiên cứu không đủ thời gian nghiên cứu nơi điền dã sẽ hạn chế một số phỏng vấn sâu và việc kiểm chứng tư liệu. Ngoài ra, những người tham gia dự án thuộc các lứa tuổi, trình độ văn hoá, sự am hiểu về lịch sử làng nghề hay nghề truyền thống khác nhau nên nội dung trả lời cũng khác nhau, các nhà nghiên cứu mất nhiều thời gian để tìm hiểu những thành viên tham gia dự án và hiểu được trình độ nhận thức của họ.

Các thành viên tham gia dự án, dân làng và các cấp lãnh đạo cũng cần thời gian để hiểu mục tiêu của dự án và tiềm năng quan trọng của dụ án. Chị Vương Thị Vân Anh, người làng Đại Bái, tâm sự: "Trước đây đi chụp ảnh, ai gặp cũng hỏi, tham gia chụp ảnh có được nhiều tiền không? Sau khi có thông báo của chính quyền xã tới các hộ trong làng, người dân đã hiểu việc làm của chúng tôi là chụp ảnh để bảo tồn văn hoá truyền thống của làng nghề và giới thiệu sản phẩm với công chúng".

Một phần của tài liệu Bảo tồn giá trị truyền thống các nghề thủ công bằng phương pháp Photovoice (Trang 57 - 58)