4. Kết cấu đề tài:
2.1.2. Phân theo nước tiếp nhận đầu tư
Cho đến nay, các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam được rải rác trên khắp 38 quốc gia và vùng lãnh thổ, điều này thể hiện rõ nét những kết quả mà Việt Nam đạt được trong quá trình da phương hóa các mối quan hệ quốc tế và hội nhập với kinh tế thế giới, đồng thời thể hiện được sự lớn mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam trước nhiều khó khăn và thách thức của thị trường thế giới.
Bảng 2.2. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép năm 1989 - 2008 phân theo đối tác đầu tư chủ yếu
STT Nước Số dự án Vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ) (*) Vốn đầu tư thực hiện (Triệu đô la Mỹ)(*) TỔNG SỐ 375 3980,6 Trong đó: 1 Ăng-gô-la 5 3,7 2 An-giê-ri 1 243,0 35 3 Ba Lan 2 7,9 4 Bỉ 2 1,0 5 Ca-mơ-run 2 43,0 6 Cam-pu-chia 39 176,3 1.4 7 CHLB Đức 6 11,5 8 CHND Trung Hoa 6 10,8 9 Cộng hòa Séc 3 2,7 0.1 10 Cô-oét 1 1,0 11 Cu Ba 2 63,5 12 Đặc khu hành chính Hồng 9 12,6 0.4
13 Hàn Quốc - Korea Rep. of 7 2,1
14 Hoa Kỳ 40 80,1 1.1
15 In-đô-nê-xi-a 3 46,1 3.2
16 I-rắc 1 100,0
17 I-ran 1 82,0
18 Lào 152 1270,9 7.5
19 Liên bang Nga 17 945,3 2
20 Ma-lai-xi-a 7 812,4 6.6
21 Nam Phi 1 1,0
22 Nhật Bản 8 2,8 0.4
24 Quần đảo Cay men 2 4,0 1
25 Quần đảo Virgin thộc Anh 1 0,9
26 Tát-gi-ki-xtan 2 3,5 2.2
27 Thái Lan 4 10,4
28 U-crai-na 5 4,3 1
29 Xin-ga-po 21 29,7 2.5
(*) Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước.
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch – Đầu tư
Theo thông tin từ Cục Đầu tư nước ngoài (FIA) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Tính lũy kế đến hết năm 2009 vốn đầu tư ra nước ngoài của các DN Việt Nam đạt 7,73 tỷ USD với 465 dự án. Hiện các nhà đầu tư Việt Nam đã có mặt tại 51 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Các quốc gia được nhà đầu tư Việt Nam quan tâm nhiều nhất là Lào với 169 dự án và số vốn 3,16 tỷ USD. Tiếp theo là Liên bang Nga và Malaysia với số dự án và vốn đăng ký lần lượt là 17 dự án với số vốn đầu tư 1,71 tỷ USD và 6 dự án với số vốn 811 triệu USD. Ngoài ra còn có các quốc gia khác như: Campuchia; Angieri; Hoa Kỳ; Cu Ba;…
Việc Lào trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư của Việt Nam cũng là điều dễ hiểu. Lào – Việt Nam có đường biên giới chung và có truyền thống hữu nghị lâu đời, Việt Nam – Lào không chỉ có sự gần gũi về kinh tế mà cả chính trị. Hơn nữa thị trường Lào cũng rất để tính và rộng lớn. Nhờ những thuận lợi trên đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường Lào thông qua con đường đầu tư trực tiếp để xuất khẩu tại chỗ hoặc xuất khẩu ra nước ngoài. Đầu tư của Việt Nam sang Lào cũng tập trung vào ba lĩnh vực chủ yếu nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Trong đó số dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp chiếm lớn nhất (gần 50%), đặc biệt là các lĩnh vực như sản xuất vật liệu xây dựng,chế biến gỗ, giao thông vận tải, giáo dục... nhưng nhìn chung quy mô dự án của các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào còn khá nhỏ, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện còn rất hạn chế. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp lo ngại việc cung để lớn hơn cầu; còn nếu sản xuất thêm ở các nước khác thì thủ tục phải qua nhiều khâu rất rườm rà. Tuy vậy, Lào vẫn hứa hẹn là một thị trường đầu tư lớn của các doanh nghiệp Việt Nam.
Dứng thứ 2 trong mối quan tâm của các nhà đầu tư Việt Nam là Liên Bang Nga. Liên Bang Nga là một đất nước rộng lớn, sớm có mối quan hệ kinh tế hữu nghị lâu
đời với Việt Nam . Trong những năm qua không chỉ có dòng vốn của Nga vào Việt Nam mà dòng vốn của Việt Nam vào Nga cũng tăng lên đáng kể. Tính đến đầu năm 2008 số lượng vốn của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Nga là 945,3 triệu USD với 17 dự án, có quy mô trung bình cho mỗi dự án là 55,6 triệu USD. Tuy nhiên, vốn thực hiện so với vốn đăng ký còn thấp, do tại thị trường Nga các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc thanh toán. Thế nhưng, tại thị trường Nga các doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế là có số lượng lớn cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại đất nước này. Hiện nay, cơ chế thành lập công ty tại Nga khá để dàng, đã có trên 400 công ty của người Việt Nam đầu tư trực tiếp vào Nga. Việc đầu tư vào thị trường Nga là hướng đị đúng đắn của các doanh nghiệp Việt Nam, bởi Nga có một thị trường rông lớn và quen thuộc đối với Việt Nam. Hơn nữa họ đã quen với hàng hóa Việt Nam và nó tương đối để tính so với thị trường các nước khác.
Ngoài ra Hoa Kỳ cũng là nước mà các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng chú trọng, trong số các nước tiếp nhận đầu tư cao của Việt Nam với 40 dự án và 80,1 triệu USD (xấp xỉ 2% tổng vốn đầu tư trực tiếp Việt Nam). Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (hiệp định) là một bước tiến quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam. Sau khi Hiệp định có hiệu lực, một số nhà đầu tư Việt Nam đã quan tâm tới thị trường Hoa Kỳ. Quy mô đầu tư trung bình cho mỗi dự án vào thị trường này là khá nhỏ, chỉ khoảng 2 triệu USD/dự án. Vốn giải ngân ở nước này vẫn còn thấp do có nhiều dự án đang trong giai đoạn thực hiện, nhưng nếu xét về số lượng dự án đầu tư của Việt Nam thì Mỹ đứng thứ hai có 40 dự án, các dự án vào Mỹ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực thực phẩm, may mặc, da giày... Kết quả này cho thấy Việt Nam không chỉ nhận vốn của các nước phát triển mà còn có khả năng bỏ vốn đầu tư vào những thị trường các nước phát triển nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận, làm cho đồng vốn của mình được sử dụng có hiệu quả nhất, học hỏi kinh nghiệp, tác phong làm việc chuyên nghiệp từ các nước phát triển nhất là Mỹ. Bằng chứng là hiện nay, ngoài Mỹ chúng ta còn đầu tư ra các nước phát triển khác như Nhật, Anh, Pháp, Singapore, Hồng công...
Trong những năm qua các doanh nghiệp Việt Nam không ngừng vươn ra thị trường thế giới để tiến hành đầu tư. Các nhà đầu tư Việt Nam không chỉ dừng lại ở các nước lân cận mà còn vươn xa sang khắp các châu lục trên thế giới.
Bảng 2.3. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép năm 1989 - 2007 phân theo khu vực đầu tư
(tính đến ngày 31/12/2007 – chỉ tính dự án còn hiệu lực)
Tên khu vực
Số dự án Tổng vốn đầu tư (triệu USD)
Vốn đầu tư thực hiện (triệu USD)
Tỷ trọng vốn (%)
Quy mô vốn đầu tư theo vốn đăng ký Châu Á 183 899,6 2,2 69,06 6.8 Châu Âu 38 104 6.4 14,34 3 Châu Mỹ 34 375,5 36 12,83 0,7 Châu Phi 5 4,4 - 1,89 0,9 Châu Úc 5 1,2 0,4 1,89 0,2
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch & Đầu tư
Hình 2.2. Cơ cấu đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam theo khu vực đầu tư
69.06 14.34 12.86 1.89 1.89 tỷ trọng vốn(%) châu Á châu Âu châu Mỹ châu Phi châu Úc
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch – Đầu tư
Châu Á có 183 dự án, tổng vốn đầu tư là 899,6 triệu USD. Trong đó tập trung nhiều nhất tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với 86 dự án, tổng vốn đầu tư là 583,8 triệu USD, đã thực hiện 328 triệu USD, chiếm 35% về số dự án và 42% tổng vốn đầu tư đăng ký. Phần lớn các dự án đầu tư sang Lào trong lĩnh vực công nghiệp nhiệt
điện, trồng cao su, khai thác khoáng sản. Cũng tại I Rắc, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng ký kết đầu tư vào 1 dự án thăm dò, khai thác dầu khí có vốn đầu tư cam kết là 100 triệu USD hiện chưa triển khai được do tình hình an ninh bất ổn tại khu vực này.
Châu Phi có 2 dự án thăm dò, khai thác dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với tổng vốn đầu tư 360,36 triệu USD, chiếm 23,5% tổng vốn đầu tư đăng ký gồm (i) có 1 dự án tại địa bàn Angiêri vốn đầu tư là 243 triệu USD, sau giai đoạn thăm dò, thẩm lượng dự án đã phát hiện có dầu và khí ga; (i) 1 dự án tại Madagasca vốn đầu tư là 117,36 triệu USD hiện có kết quả khả quan.
Châu Âu có 38 dự án, tổng vốn đầu tư là 463,84 triệu USD, chiếm 14,6% về số dự án và khoảng 10% tổng vốn đầu tư đăng ký, trong đó, Liên bang Nga có 12 dự án, tổng vốn đầu tư là 78 triệu USD.