4. Kết cấu đề tài:
2.2.1.2. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với doanh nghiệp
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đã mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp Việt Nam. Thứ nhất, lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của các doanh nhiệp, khi đầu tư ra nước ngoài các doanh nghiệp sẽ đầu tư vào những nơi có tỷ suất lợi nhuận cao, đồng thời tạn dụng được lợi thế so sánh của các nước tiếp nhận đầu tư, khi đó lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng gia tăng. Vì vậy, đầu tư ra nước ngoài đã giúp cho các doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao hơn trong đầu tư.
Thứ hai, cùng với sự phát triển của đất nước và sự lớn mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam qua từng thời kỳ, thị trường trong nước ngày càng trở nên nhỏ bé.
Thực hiện đầu tư ra nước ngoài đã giúp cho doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thực tế cho thấy Việt Nam đã có mặt tại 51 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới (tính hết năm 2009) xuất khẩu hàng hóa khác.
Thứ ba, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp kéo dài tuổi thọ sản phẩm. Những sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ trong nước đến thời điểm bão hòa thì sẽ dẫn đến tình trạng suy thoái. Để cứu vãn được điều đó chúng ta có thể thực hiện sản xuất ở các thị trường mà ở đó sản phẩm của Việt nam còn rất mới (như đầu tư ở các nước kém phát triển hơn như Lào, campuchia... hoặc những khe hở ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật...), doanh nghiệp có điều kiện hơn trong việc nâng cấp cải tiến sản phẩm, từ đó giúp sản phẩm của doanh nghiệp tồn tại lâu hơn.
Thứ tư, trong xu thế mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các hàng rào thuế quan dần dần được dỡ bỏ. Do đó, các quốc gia thường xây đựng lên rào cản thương mại để bảo hộ nền sản xuất trong nước. Vì vậy, việc xuất khẩu sang các quốc gia khác ngày càng khó khăn, và đầu tư ra nước ngoài cũng là một biện pháp được các nước tiến hành để vượt qua các rào cản bảo hộ thương mại của nước tiếp nhận đầu tư. Ngoài việc đưa hàng hóa thâm nhập vào nước tiếp nhận đầu tư để dàng các doanh nghiệp còn nhận được những ưu đãi của nước tiếp nhận đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ năm, đầu tư ra nước ngoài tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam đổi mới cơ cấu sản xuất và hạn chế hao mòn vô hình cho các thiết bị, mấy móc.
Thứ sáu, các doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm, dặc biệt ở các nước phát triển như các nước Mỹ, Nhật, Nga... các nước này có các cơ chế quản lý tốt, có phương pháp tiếp cận công việc một cách hiệu quả, đồng thời có trình độ khoa học công nghệ cao. Đầu tư vào các nước này các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội học hỏi và tư đó có thể áp dụng vào nền sản xuất trong nước.