Nguyên nhân từ nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các Doanh Nghiệp Việt Nam (Trang 46 - 48)

4. Kết cấu đề tài:

2.2.3.2. Nguyên nhân từ nhà nước Việt Nam

Chính phủ chưa có chính sách hay cơ chế đặc thù để hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang các nước, đặc biệt tại Lào, Campuchia, Nga.

Đây có thể coi là nguyên nhân cơ bản đẫn đến nhiều hạn chế của hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Hệ thống chính sách hay cơ chế đặc thù để hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

Sự chậm trễ của việc ban hành các văn bản pháp luật về hoạt đông đầu tư ra nước ngoài. Dự án đầu tiên của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài vào năm 1989 vậy mà gần 10 năm sau mời ra đời của nghị định 22/1999/ND-CP sau 2 năm mới có Thông tư 05/2001/TT-KH&DT hướng dẫn hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Bên cạnh dó, các văn bản quy định về thủ tục cấp giấy phép còn rườm rà, việc xin cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiêp rất mất nhiều thời gian, có khi nhận được giấy phép rồi lại đến việc chuyển vốn ra nước ngoài cũng bế tắc khiến việc triển khai dự án cũng gặp nhiều khó khăn. Điều gây cản trở không nhỏ cho nhiều dự án các doanh nghiệp muốn đầu tư ra nước ngoài.

Công tác thẩm tra giấy phép của cho các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở nghị định 78/2006/NĐ-CP đã được cải thiện một cách đáng kể nhưng ở một số dự án đầu tư ra nước ngoài thời gian thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cho dự án vẫn còn kéo dài so với thời hạn theo luật định, ảnh hưởng tới tiến độ triển khai dự án ở nước ngoài. Điều này cho thấy ở một số bộ phận, một số cá nhân chưa

thực sự nêu cao tinh thần trách nhiệm trong xử lý công việc. Nghị định 78/2006/NĐ- CP ra đời đã có nhiều sửa đổi phù hợp với tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên nó vẫn có nhiều hạn chế trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài như hạn chế về mặt tài chính: tại điều 9 nghị định 78 (phụ lục đính kèm), hạn chế về việc dùng lợi nhuận để tái đầu tư: điều 18 nghị định 78/2006/NĐ-CP (phụ lục đính kèm). Bên cạnh đó, cũng chậm ban hành các thông tư kèm theo nghị định 78/2006/NĐ-CP hưỡng dẫn các doanh nghiệp về thủ tục đăng ký, điều kiện đầu tư ra nước ngoài.

Nhìn chung, hệ thống chính sách hay cơ chế đặc thù để hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thực sự tạo thành hành lang pháp lý tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam tự tin bước vào lĩnh vực mới mẻ đầu tư ra nước ngoài này.

Công tác quản lý các dự án đầu tư ra nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn do việc thực hiện chế độ báo cáo của các dự án đầu tư ra nước ngoài chưa đầy đủ, trong khi chế tài chưa quy định rõ và thực hiện nghiêm túc.

Bên cạnh những nguyên nhân về hệ thống pháp luật thì công tác quản lý của nhà nước về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài vẫn còn lỏng lẻo cũng là nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên về đầu tư của các doanh nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam cần phải khắc phục trong thời gian tới.

Việc quản lý lỏng lẻo của các cơ quan nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài đã dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn do việc thực hiện báo cáo của các dự án đầu tư ra nước ngoài chưa đầy đủ. Không có chế tài thực thi các báo cáo nên hầu hết các cơ quan nhà nước không nắm hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp. Có rất nhiều doanh nghiệp đã thực hiện “đầu tư chui” túc là thực hiện dự án ở nước ngoài nhưng không khai báo với các cơ quan nhà nước. Ngoài ra, việc đánh giá kết quả hoạt động của các dự án chưa được chặn chẽ và đóng góp của những dự án này vào việc mở rộng quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và các nước tiếp nhận đầu tư còn chưa rõ nét. Thêm vào đó, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng như Bộ Kế hoach – Đầu tư, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính trong việc quản lý dự án đầu tư cũng còn nhiều hạn chế.

Hoạt động đầu tư ra nước ngoài còn rất mới mẻ và chưa nhận được nhiều sự quan tâm của nhà nước ta.

Thời gian qua, nhà nước ta đã quan tâm đến hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nhiều hơn nhưng nhìn chung sự quan tâm đó vẫn chưa được mạnh mẽ. Sự quan tâm mờ nhạt của nhà nước ta đã tác động không nhỏ đến hoạt động đầu tư này.

Hiện nay, nước ta vẫn còn chú trong thu hút sự đầu tư của nước ngoài vào trong nước nhiều hơn chính vì vậy mọi công tác tạo điều kiện cho đầu tư ra nước ngoài còn rất mờ nhạt. Nhiều cơ quan quản lý vẫn còn mang nặng tâm lý do trong nước vẫn còn thiếu vốn vì thế nghĩ rằng không nên giảm nguồn vốn đầu tư trong nước, vì thế gây những khó khăn cho doanh nghiệp trong vấn đề vay vốn.

Mặt khác Mối liên hệ giữa cơ quan đại diện ngoại giao và thương vụ ta ở nước ngoài với các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài còn lỏng lẻo nên khi có vụ việc tranh chấp xảy ra sẽ không tranh thủ được tối đa sự hỗ trợ của Nhà nước. Cơ quan thường vụ chưa giúp được nhiều cho các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài trong việc giải quyết tranh chấp, hưỡng dẫn các thủ tục về đầu tư của nước tiếp nhận đầu tư, tư vấn thông tin liên quan đến môi trường luật pháp, lĩnh vực đầu tư cũng như đối tác đầu tư. Thêm vào đó, các cơ quan quản lý có liên quan chưa thường xuyên tổng kết, đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư ra nước ngoài để rút bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý và đề xuất những biện pháp thúc đẩy hơn nữa hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Vì thế mà các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn bị hạn chế về thông tin thị trường đầu tư dẫn tới đầu tư chưa hiệu quả.

Nhìn chung, nhà nước ta cần phải quan tâm đến hệ thống luật định và về vấn đề quản lý nhà nước nhiều hơn nữa nhằm tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các hoạt động đầu tư nói chung và hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Để đưa nền kinh tế của Việt Nam ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các Doanh Nghiệp Việt Nam (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w