Ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo chỉ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các Doanh Nghiệp Việt Nam (Trang 60 - 61)

4. Kết cấu đề tài:

3.3.4.Ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo chỉ

ra nước ngoài theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh việc khẩn trương ban hành các văn bản dưới luật thì chính phủ và các cơ quan có liên quan còn cần ban hành một số chính sách ưu đãi, khuyến khích thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài. Sau đây là một số giải pháp:

Hỗ trợ nguồn vốn đầu tư: Đối với một số dự án đầu tư để thực hiện mục tiêu

quan trọng có tác động tích cực tới phát triển kinh tế của nước ta như sản xuất điện nhập khẩu về Việt Nam, khai thác một số khoáng sản thay thế nhập khẩu phục vụ sản xuất chế biến trong nước, đề nghị được hưởng chính sách ưu đãi hỗ trợ về nguồn vốn, cụ thể: Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam-BIDV cho phép chủ đầu tư vay tối thiểu 30% tổng vốn đầu tư của dự án và cho phép miễn hình thức đảm bảo tiền vay bằng tài sản, được hưởng lãi xuất ưu đãi. Chính phủ có thể đứng ra bảo lãnh vốn vay của doanh nghiệp; Các ngân hàng thương mại trong nước cho vay vốn đối với các dự án đầu tư tại một số nền kinh tế đặc biệt (Lào, Campuchia, LB Nga) trong các lĩnh vực nêu trên và được phép cho vay vượt 15% vốn điều lệ của Ngân hàng Thương mại; Trong một số trường hợp đặc biệt, nhà nước có thể góp vốn cùng với doanh nghiệp để thực hiện dự án, chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp.

Chính sách ưu đãi về thuế: Nhà nước cần thay đổi chính sách thuế, tạo điều

kiện cơ sở cho các doanh nghiệp phát huy lợi thế của mình trên trường quốc tế. Chính sách về thuế như chính sách ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp đầu tư trong một số lĩnh vực đặc thù (sản xuất điện nhập khẩu về Việt Nam, khai thác một số khoáng sản thay thế nhập khẩu, phục vụ sản xuất chế biến trong nước), cụ thể cho miễn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần lợi nhuận chuyển về nước đã được nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Lào.

Về thực hiện các hiệp định, thỏa thuận song phương, đa phương: Sớm triển khai và thực hiện thống nhất các nội dung của các hiệp định, thỏa thuận song phương, đa phương giữa Việt Nam với các nước, trong đó có Hiệp định

khuyến khích và bảo hộ đầu tư cũng như Hiệp định tránh đánh thuế trùng của Việt Nam với các nước để làm cơ sở cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp mỗi nước.

Về đào tạo lao động: Lực lượng lao động tại một số nước sở tại (Lào và Campuchia) còn hạn chế, trình độ chuyên môn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu về lao động của nhà đầu tư cả về số lượng lẫn chất lượng. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam bắt buộc phải đưa lao động từ Việt Nam sang với số lượng lớn để làm việc hoặc đưa các lao động người Lào về Việt Nam để đào tạo. Do đó, kiến nghị Chính phủ có cơ chế, chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư sang Lào, Campuchia đào tạo các lao động người Lào, Campuchia hoặc đào tạo các lao động Việt Nam sang làm việc tại Lào, Campuchia.

Các khoản viện trợ, hỗ trợ của Việt Nam cho một số nước (Lào, Campuchia) cần gắn chặt và tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư ví dụ như hỗ trợ đào tạo nghề gắn với các lĩnh vực đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang Lào, Campuchia; viện trợ đào tạo các cán bộ cấp xã của Lào, Campuchia tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các Doanh Nghiệp Việt Nam (Trang 60 - 61)