4. Kết cấu đề tài:
2.2.1.3. đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với vấn đề xã hội
Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam không chỉ có tác dụng lớn đối với tăng trưởng nền kinh tế mà còn giúp cho dân trí phát triển, mở mang tầm hiểu biết ra thế giới bên ngoài: đầu tư ra nước ngoài giúp người dân tiếp thu và vận dụng sáng tạo những tinh hoa, văn hóa của nhân loại, học hỏi sự tiến bộ, sáng tao trong lối sống văn minh, hiện đại của thế giới, giúp người dân Việt hiểu hơn về thế giới và thế giới cũng hiểu hơn về con người, lịch sử, văn hóa Việt Nam hơn . Góp phần quan trọng để Việt Nam tiến gần với thế giới đân trí thế giới. Không những vậy, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn giúp cho Việt Nam mở rộng được mối quan hệ giao lưu kinh tế – xã hội với các nước trên thế giới, cùng với các quốc gia trên thế giới xây đựng một xã hội văn minh, hòa binh và hiện đại.
2.2.2. Hạn chế
Số lượng dự án và quy mô đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài còn rất nhỏ so với các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam.
Tính đến cuối năm 2007 số dự án đầu tư của Việt Nam là 270 dự án mà tổng số vốn đầu tư là 3980.6 triệu USD (bảng 2.1) tức là số vốn đầu tư trung bình là 14.74 triệu USD/dự án. Trong khi đó, đầu tư trực tiếp vào nước ngoài của Việt Nam là 8 tỷ USD, với quy mộ là 2.7 tỷ/dự án. Qua so sánh ta thấy quy mô dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam còn quá nhỏ bé so với quy mô dự án đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam. Điều này đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp trước các nhà đầu tư nước ngoài khác có năng lực tài chính mạnh mẽ. Đó chính là lý do mà mấy năm nay doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào với số lượng dự án lớn nhưng vẫn chỉ là nước đứng thứ hai sau Thái Lan đầu tư vào nước này. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp Việt Nam khắc phục được hạn chế này sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài được thuận lợi và thành công hơn nữa.
Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên tổng số vốn đăng ký của các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất thấp so với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
Vào cuối năm 2009, theo Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoach & đầu tư chỉ có hơn 215 triệu USD vốn đầu tư thực hiện, chỉ bằng 6% so với vốn đăng ký, trong khi đó ở năm 2005 thì tỷ lệ này là 10%. Điều đó cho thấy đây là một bài toán nam giải cho các nhà đầu tư Việt Nam trước tình trạng vốn đầu tư ngày càng xuống dốc như vậy. Để trở thành nhà đầu tư đáng tin cậy thì các nhà đầu tư Việt Nam phải thực hiện đầu tư theo đúng số vốn đã cam kết. Mặt khác, thời cơ kinh doanh sẽ trôi qua nếu đầu tư kéo dài, không đúng tiến độ. Khi đó dự án không phát huy tác dụng mà còn trở thành gánh nặng cho các nhà đầu tư. Vì vậy, việc thực hiện nhanh chóng, đúng tiến độ đầu tư có ý nghĩa rất lớn đối với các nhà đầu tư.
Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ra nước ngoài chưa cao so với các khoản đầu tư mà doanh nghiệp bỏ ra.
Hầu hết các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam đều đang trong giai doạn khởi đầu của đầu tư vì thế cần rất nhiều vốn đẻ xây dựng nhà xưởng, mua máy móc, thiêt bị. Do dó, các hoạt động đầu tư này kiếm ra rất ít lợi nhuận cho doanh nghiệp, chủ yếu là đủ bù đắp một phần vốn đầu tư ban đầu mà thôi. Điều này cho thấy kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa cao, chỉ mới trong giai đoạn “thai nghén”
Số lượng các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn ít so với tiềm lực của các nhà đầu tư ở Việt Nam.
Hiên nay, số lượng các doanh nghiệp Việt Nam đăng ký đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn ít. Tính hết năm 2009 , cả nước mới có 265 doanh nghiệp Việt Nam dăng ký đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Số lượng này đã tăng đáng kể so với năm 2003, tuy nhiên vẫn là quá nhỏ so với tiềm lực của các nhà đầu tư Việt Nam. Mặt khác, theo Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch Dầu tư thì tổng số nước mà các doanh nghiệp Việt Nam đã đăng ký thực hiện dự án đầu tư là 51 quốc gia, nhưng doanh nghiệp Việt Nam mới thực hiện đầu tư ở số nước như Nhật bản, Mỹ, Lào, Campuchia... Lĩnh vực đầu tư cũng chưa được rộng rãi, 50% lĩnh vực dự án đầu tư của các doanh nghiệp là thăm dò dầu khí, sản xuất đồ dùng gia dụng, sản xuất công nghiệp và xây dựng...
Như vậy, khả năng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế. Do đó, việc tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế trên là rất cần thiết để đưa hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng phát triển trong lĩnh vực đầu tư.
2.2.3. Nguyên Nhân