4. Kết cấu đề tài:
2.2.1. Những kết quả đạt được
Cùng với việc tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam xu hướng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam cũng được nhà
nước ta cũng rất quan tâm và ngày càng tạo điều kiện cho hoat động đó. Tuy nhiên, đây là một hướng đi mới, có không ít rủi ro song nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã thực sự quan tâm đến việc đầu tư ra nước ngoài và đã có không ít doanh nghiệp gặt hái được nhiều thành công, tạo cho mình lợi thế vững chắc trên thị trường quốc tế.
Tính lũy kế đến hết năm 2009 vốn đầu tư ra nước ngoài của các DN Việt Nam đạt 7,73 tỷ USD với 465 dự án. Quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 16,62 triệu USD/dự án. Qua từng giai đoạn quy mô vốn đầu tư đã thay đổi theo chiều hướng tăng dần, điều này cho thấy tác động tích cực của khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như sự tích cực tham gia vào hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn, trong đó phải nói tới Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Mặc dù còn rất khiêm tốn, nhưng những con số trên đã hàm chứa rất nhiều ý nghĩa: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đã thể hiện sự nỗ lực của Việt Nam khi hòa mình với thế giới và phần nào thể hiện sự lớn mạnh của Việt Nam từ khi mở cửa hội nhập nhất là sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Mặt khác, những dự án đầu tư ban đầu này đã đặt nền móng cho sự phát triể của hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam trong tương lai, tích cực đưa vốn, lao động, công nghệ Việt Nam ra thị trường quốc tế. Nững kết quả đạt được thể hiện qua một số mặt sau:
2.2.1.1. Công tác quản lý vĩ mô
Thứ nhất, công tác đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp Việt Nam tận dụng có hiệu quả nguồn vốn dư thừa và quản lý tốt hơn nguồn lực trong nước.
Là một nước đang phát triển, Việt Nam rất cần vốn để phát triển kinh tế, song bên cạnh đó có nhiều dự án, những ngành, những khu vực có sự “dư thừa” về vốn do việc sử dụng vốn kém hiệu quả. Việc doanh nghiệp đưa vốn ra nước ngoài đầu tư cũng là họ tìm đến nơi có tỉ suất lợi nhuận cao hơn, hiệu quả sử dụng vốn cao hơn. Muốn vậy doanh nghiệp cần đảm bảo các điều kiện cần thiết cho doanh nghiệp bước vào thị trường nước ngoài. Ngoài ra, đầu tư ra nước ngoài còn giúp cho các doanh nghiệp nhằm mục tiêu khai thác và sử dụng có hiệu quả các lợi thế so sánh, các ngồn lực của nước ngoài... Trong khi các nguồn lực trong nước trở nên khan hiếm hơn, phần nào giảm được gánh nặng cho nhà nước và doanh nghiệp trong công tác quản lý vĩ mô nền kinh tế.
Thứ hai, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp cho Việt Nam thể hiện được sức mạnh kinh tế và nâng cao uy tín trên trường quốc tế.
Năm 2007 Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thì việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đã phần nào thể hiện được sức mạnh kinh tế của Việt Nam. Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoai thuộc Bộ Kế hoach – Đầu tư, cho đến nay doanh nghiệp Việt Nam đã thâm nhập vào thị trường của 29 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đó là sức mạnh về kinh tê. Về chính trị, Việt Nam đã tạo những mối quan hệ khăng khít hơn với các nước tiếp nhận đầu tư, từ đó nâng cao uy tín của minh trên trường quốc tế.
Thứ ba, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp tăng ngân sách nhà nước.
Hoạt động đầu tư ra nước ngoài giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển hơn, tận dụng được lợi thế so sánh, sủ dụng vốn có hiệu quả hơn... nhờ đó lợi nhuận cũng được tăng thêm (tăng thu – giảm chi phí), khả năng tài chính của các doanh nghiệp ổn định vì vậy việc thực hiên nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đối với nhà nước cũng được tăng lên, đóng góp không nhỏ vào nguồn ngân sách nhà nước.
2.2.1.2. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với doanh nghiệp
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đã mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp Việt Nam. Thứ nhất, lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của các doanh nhiệp, khi đầu tư ra nước ngoài các doanh nghiệp sẽ đầu tư vào những nơi có tỷ suất lợi nhuận cao, đồng thời tạn dụng được lợi thế so sánh của các nước tiếp nhận đầu tư, khi đó lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng gia tăng. Vì vậy, đầu tư ra nước ngoài đã giúp cho các doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao hơn trong đầu tư.
Thứ hai, cùng với sự phát triển của đất nước và sự lớn mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam qua từng thời kỳ, thị trường trong nước ngày càng trở nên nhỏ bé.
Thực hiện đầu tư ra nước ngoài đã giúp cho doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thực tế cho thấy Việt Nam đã có mặt tại 51 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới (tính hết năm 2009) xuất khẩu hàng hóa khác.
Thứ ba, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp kéo dài tuổi thọ sản phẩm. Những sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ trong nước đến thời điểm bão hòa thì sẽ dẫn đến tình trạng suy thoái. Để cứu vãn được điều đó chúng ta có thể thực hiện sản xuất ở các thị trường mà ở đó sản phẩm của Việt nam còn rất mới (như đầu tư ở các nước kém phát triển hơn như Lào, campuchia... hoặc những khe hở ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật...), doanh nghiệp có điều kiện hơn trong việc nâng cấp cải tiến sản phẩm, từ đó giúp sản phẩm của doanh nghiệp tồn tại lâu hơn.
Thứ tư, trong xu thế mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các hàng rào thuế quan dần dần được dỡ bỏ. Do đó, các quốc gia thường xây đựng lên rào cản thương mại để bảo hộ nền sản xuất trong nước. Vì vậy, việc xuất khẩu sang các quốc gia khác ngày càng khó khăn, và đầu tư ra nước ngoài cũng là một biện pháp được các nước tiến hành để vượt qua các rào cản bảo hộ thương mại của nước tiếp nhận đầu tư. Ngoài việc đưa hàng hóa thâm nhập vào nước tiếp nhận đầu tư để dàng các doanh nghiệp còn nhận được những ưu đãi của nước tiếp nhận đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ năm, đầu tư ra nước ngoài tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam đổi mới cơ cấu sản xuất và hạn chế hao mòn vô hình cho các thiết bị, mấy móc.
Thứ sáu, các doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm, dặc biệt ở các nước phát triển như các nước Mỹ, Nhật, Nga... các nước này có các cơ chế quản lý tốt, có phương pháp tiếp cận công việc một cách hiệu quả, đồng thời có trình độ khoa học công nghệ cao. Đầu tư vào các nước này các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội học hỏi và tư đó có thể áp dụng vào nền sản xuất trong nước.
2.2.1.3. đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với vấn đề xã hội
Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam không chỉ có tác dụng lớn đối với tăng trưởng nền kinh tế mà còn giúp cho dân trí phát triển, mở mang tầm hiểu biết ra thế giới bên ngoài: đầu tư ra nước ngoài giúp người dân tiếp thu và vận dụng sáng tạo những tinh hoa, văn hóa của nhân loại, học hỏi sự tiến bộ, sáng tao trong lối sống văn minh, hiện đại của thế giới, giúp người dân Việt hiểu hơn về thế giới và thế giới cũng hiểu hơn về con người, lịch sử, văn hóa Việt Nam hơn . Góp phần quan trọng để Việt Nam tiến gần với thế giới đân trí thế giới. Không những vậy, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn giúp cho Việt Nam mở rộng được mối quan hệ giao lưu kinh tế – xã hội với các nước trên thế giới, cùng với các quốc gia trên thế giới xây đựng một xã hội văn minh, hòa binh và hiện đại.