Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên tất các mặt tài chính, khoa

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các Doanh Nghiệp Việt Nam (Trang 56 - 60)

4. Kết cấu đề tài:

3.3.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên tất các mặt tài chính, khoa

các mặt tài chính, khoa học công nghệ.

Doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua đã có những bước pát triển vượt bậc, nhưng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp do quy mô vốn nhỏ, vốn ít, hàm lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm chưa cao, trình độ quản lý còn thấp kém. Để các doanh nghiệp có thể đầu tư ra nước ngoài, nhà nước ta cần đưa ra một hệ thống giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Các biện pháp cơ bản có thể kể đến như:

Làm lạnh mạnh tình hình tài chính của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng bằng cách xử lý dứt điểm các khoản nợ quá hạn bằng cách thành lập các công ty khai thác tài sản thế chấp để mua lại kê đọng, nợ chờ xử lý, tài sản thế chấp của các ngân hàng thương mại để bán lại, thu hồi nợ.

Thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn như phát triển hệ thống các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính, quỹ đầu tư, thị trường chứng khoán... ngoài phát triển thị trường vốn chúng ta còn phát triển các loại công cụ tài chính cần thiết, phát hành các cổ phiếu, trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ..., thông qua trung tâm giao dịch chứng khoán để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, khuyến khích và thúc đẩy phát triển các định chế tài chính trung gian để tăng việc huy động và luân chuyển vốn trên thị trường.

Tạo điều kiện thuân lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng bằng cách giữ lãi xuất ổn định, ở mức hợp lý, đơn giản các thủ tuc vay vốn, đa dạng hóa các hình thức vay vốn. Mặt khác, thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận khoản vay từ các tổ chức tín dụng thông qua việc cấp bảo lãnh, tái bảo lãnh tín dụng. Đồng thời chia sẻ rủi ro giữa quỹ bảo lãnh tín dung với các tổ chức tín dụng khi doanh nghiệp aay vốn mà không trả được.

Thứ hai, nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp

Khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi cho việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Có chính sách ưu dãi, khen thưởng kịp thời để khuyến khích các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khao hoc công nghệ vào sản xuất kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm. Cho phép các doanh nghiệp thực hiện biện pháp khấu hao nhanh để đổi mới công nghệ, trang thiết bị máy móc, áp dụng công nghệ mới giảm thiểu ô nhiễm môi trường và hạch toán các khoản chi cho hoạt ddộng nghiên cứu khoa học, đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào giá thành sản phẩm; Mở rộng mạng lưới tư vấn dịch vụ khoa học công nghệ. Xây đựng và phát triển hệ thống thông tin, hình thành mạng lưới dự báo giúp cho các doanh nghiệp lựa chọn được công nghệ thích hợp từ đó xây đựng phương án kinh doanh và phát triển thị trường phù hợp; mở rộng hoạt động nghiên cứu triển khai, gắn các trường đại học, các viện nghiên cứu vào với các doanh nghiệp. Tăng vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho khoa học công nghệ, mở rộng các kênh chuyển giao công nghệ tue nước ngoài vào Việt Nam. Khuyến khích chuyển giao công nghệ thông qua các kênh FDI và mua trực tiếp. Miễn thuế nhập khảu với các công nghệ hiện đại.

Một mặt, tiếp tục loại bỏ những trở ngại về luật pháp và chính sách đối với việc chuyển giao công nghệ của nước ngoài vào Việt Nam: đơn giản hóa các thủ tục và giảm bớt các phí tổ đối với việc nhập cảnh của các nhà khoa học và người điều hành kinh doanh nước ngoài, bời họ chính là những người mang phương tiện chuyển giao công nghệ tốt nhất, bí quyêtsanr xuất có hiệu quả cao thông qua các chương trình dào tạo và thực nghiệm mà họ cung cấp cho các nhà quản ly, công nhân viên của các doanh nghiệp. Mặt khác,nghiêm túc xem xét việc hạn chế nhập khẩu các máy móc thiết bị cũ phù hợp với tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chỉ cần còn phát huy được hiệu quả trong thực tiễn thì vẫn có thể chấp nhận được. Điều này giúp doanh nghiệp nâng cao được năng lực sản xuất của mình một cách tiết kiệm hơn.

3.3.3. Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư trong những năm tới.

Công tác xúc tiến đầu tư trong những năm tới cụ thể là thúc đẩy đầu tư của Việt Nam sang một số địa bàn trọng điểm (Lào, Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Campuchia) bằng các hình thức tổ chức xúc tiến đầu tư thích hợp, tổ chức biên dịch tài liệu về luật pháp, chính sách, môi trường và cơ hội đầu tư tại một số địa bàn trọng điểm để cung cấp cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý thông qua các ấn phẩm cũng như qua trang tin điện tử

Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư ra nước ngoài cho các doanh nghiệp Việt Nam, trước hết phải tập trung vào các lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế so sánh và vào các địa bàn trọng điểm.

Hiện nay, sự hiểu biết của các doanh nghiệp Việt Nam về thị trường thế giới chủ yếu thông qua giao dịch thương mại hoặc đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam. Nhưng để đầu tư ra nước ngoài thì sự hiểu biết này là chưa đủ. Bời vì, khi đầu tư các doanh nghiệp cần phải am hiểu rõ rằng về môi trường đầu tư, phong tục, tập quán tiêu dùng của người dân nước tiếp nhận đầu tư... Đây cũng là một trong nhưỡng nguyên nhân dẫn đến tình trạng đầu tư ra nước ngoài còn ít ỏi của các doanh nghiệp Việt Nam. Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam có một số lợi thế so sánh như các ngành thủ công mây tre đan, chế biến thực phẩm, sản xuất gạo rất được phát triển ở thị trường Indonexia; lĩnh vực chế biến gỗ, chế tạo máy nông nghiệp ở Lào; ở Nga thì chế biến thực phẩm là lĩnh vực tốt khi đầu tư vào nước này... do vậy, vấn đề xúc tiến đầu tư để các doanh nghiệp biết được lợi thế này là hết sức cần thiết. Trong thời gian tới, chính phủ cần chỉ đạo các bộ ngành liên quan tổ chức thuường xuyên các hội thảo đánh giá lợi thế của các

doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Mặt khác, chính phủ cũng nên cử các doàn công tác trên tất cả các lĩnh vực pháp luật, kinh tế, tài chính... đi thăm dò, tìm hiểu, khai thác thông tin nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư theo lĩnh vực, ngành nghề sau đó truyền đạt alị cho các doanh nghiệp trong nước. Đây sẽ là hình thức xúc tiến hiệu quả nhất, bởi các thông tin về môi trường đầu tư này được đưa ra tư các chuyên gia hàng đầu trên các lĩnh vực đầu tư và xuất phát tư thực tế của từng nước tiếp nhận đầu tư.

Chính phủ cần có các biện pháp thiết thực nhằm tăng cường cung cấp các loại hình dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Chính phủ nên tổ chức các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đang có dự án đầu tư tại nước ngoài. Thông qua các cuộc gặp gỡ này, chính phủ nắm bắt được tình hình hoạt động của các dự án nước ngoài để xây dựng, ban hành các chính sách phù hợp và ban hành các chính sách phù hợp, trực tiếp giải quyết những thắc mắc mà doanh nghiệp đang gặp phải.

Ngoài tổ chức các cuộc gặp gỡ, chính phủ nên khuyến khích phát triển đồng bộ các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến dịch vụ cung cấp thoông tin. Các thông tin mà doanh nghiệp cần chú trọng đến là: tình hình quan hệ cung cầu của hàng hóa , triển vọng phát triển thị trường nước ngoài, các thông thị về môi trường đầu tư, quy định pháp lý, thủ tục đầu tư tại nước sở tại...Cùng với việc tổ chức các cuộc hội thảo giới thiệu về môi trường đầu tư tại các địa bàn cần nghiên cứu, chúng ta cũng cần phải nâng cấp các Website về thông tin về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, khi mà tất cả mọi người đều quan tâm tới các Website thì việc mở ra một trang web cung cấp các thông tin, các văn bản có liên quan, trả lời nhanh mọi thắc mắc từ phía các doanh nhân hay doanh nghiệp, mở ra tổ tư vấn chuyên nghiêp về các vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài là hết sức cần thiết và hợp lý.

Thành lập quỹ hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài

Hỗ trợ tài chính và bảo hiểm đầu tư cho các cơ quan hay công ty của chính phủ nước xuất khẩu vốn thực hiện cho các nhà đầu tư của nước mình là một trong những hình thức sớm nhất và trực tiếp nhất nhằm thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài mục đích là nhằm bảo vệ cho các dự án ở nước ngoài đảm bảo lợi ích, bảo vệ chống lại rủi ro cho các doanh nghiệp khi đầu tư ra nước ngoài. Trước tình hình

đó, nhà nước Việt Nam có thể thành lập một tổ chức nhằm hỗ trợ tài chính và bảo hiểm cho các doanh nghiệp Việt Nam có dự án đầu tư ở nước ngoài. Trước mắt, tổ chức này cung cấp tài chính với lãi suất thấp mà không phải thế chấp giúp cho các doanh nghiệp trang trải chi phí ban đầu. Đồng thời, cung cấp các dịch vụ bảo hiểm giúp cho các doanh nghiệp hạn chế được những tác động của rủi ro về chính trị, luật pháp có thể gặp phải trong quá trình mới đầu tư ra nước ngoài.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các Doanh Nghiệp Việt Nam (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w