Nguyên nhân hạn chế tư các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các Doanh Nghiệp Việt Nam (Trang 44 - 46)

4. Kết cấu đề tài:

2.2.3.1. Nguyên nhân hạn chế tư các doanh nghiệp Việt Nam

Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế thể hiện trên tất các mặt tài chính, khoa học công nghệ, trình độ quản lý.

Có một thực tế chung của các doanh nghiệp Việt Nam là năng lực tài chính chưa thực sự vững mạnh để cạnh tranh trên thị thường quốc tế. Thực trạng yếu kém về năng lực tài chính được thể hiện rõ nét qua nghiên cứu tình hình vốn thực tế của các tổng công ty nhà nước cho thấy chỉ có 3 tổng công ty có vốn nhà nước cao trên mức vốn bình quân. Đó là các tổng công ty Dầu khí Việt Nam (15662.9 tỷ đồng), Tổng công ty Điện lực (23539 tỷ đồng) và Tổng công ty Bưu chính Viễn thông (10672.7 tỷ đồng). Ngoài ra còn có nhiều tổng công ty có tình hình tài chính không lành mạnh, có tỷ lệ nợ trên vốn sở hữu cao 60% - 70%. Tình trạng thiếu vốn, vay nợ của các tổng công ty nhà nước phần nào cho thấy năng lực cạnh tranh về vốn của các doanh nghiệp Việt Nam là rất yếu kém. Do vậy, đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt

Nam tồn tại khá nhiều những dự án mà chưa được triển khai. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam.

Vốn đã hạn chế, song trình độ khoa học công nghệ còn bất cập hơn nhiều. So mức trung bình của khu vực, công nghiệp Việt Nam vẫn còn lạc hậu nhất là khu vực ngoài quốc doanh và khu vực doanh nghiệp nhà nước. Khoa học công nghệ chủ yếu phải nhập khẩu nước ngoài nhưng phần lớn các công nghệ Việt Nam nhập khẩu thường có giá rẻ và hầu như đã trở nên lạc hậu so với thế giới.

Trình độ quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, chính vì vậy nên việc triển khai các dự án còn gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều dự án không được triển khai hay triển khai không hiệu quả do không đủ trình độ quản lý. Vì vậy, dẫn đến sự phá sản của một số dự án đầu tư. Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, nhà đầu tư phải am hiểu tình hình, nhu cầu thị trường, hệ thống pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư … mà trình độ quản lý thấp thì không thể mang lai thành công trong hoạt đông mới mẻ và đầy thách thức này.

Chưa tận dụng được các mối quan hệ kinh doanh quốc tế dễ phát triển hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

Việt Nam có số lượng Việt kiều sinh sống ở nước ngoài rất nhiều, tuy nhiên hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp vẫn chưa tận dụng được ưu điểm này. Thông qua việt kiều, các nhà đầu tư có thể hiểu rõ hơn về thị trường đầu tư làm giảm chi phí cho việc tìm kiếm đối tác, thị hiếu của người tiêu dùng từ đó làm tăng hơn sự tin tưởng của nước tiếp nhận đầu tư vào sự đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam. Ví dụ như số lượng Việt kiều ở Nga rất lớn vậy mà số lượng và quy mô dự án đầu tư vào nước này vẫn còn rất thấp, chỉ có 17 dự án với tổng số vống đăng ký là 945.3 triệu USD. Điều đó cho thấy Việt Nam chưa tận dụng được mối quan hệ này.

Khả năng mở rộng thị trường kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế.

Qua nhiều năm đầu tư ra nước ngoài các doanh nghiệp Việt Nam đã thu được nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, tuy nhiên số lượng doanh nghiệp có được các kinh nghiệm còn ít mà thêm vào đó sự chia sẻ thông tin giữa các doanh nghiệp còn hạn chế. Chính nguyên nhân này đã đẫn tới việc các doanh nghiệp vẫn chỉ tập trung vào các thị trường quen thuộc và có mối quan hệ làm ăn lâu dài như các nước Lào, Campuchia, Nga … còn các nước khác thì sự đầu tư vẫn còn rụi rè, e ngại. Vì vậy, thị trường kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài còn rất hạn chế.

Chưa đa dạng hóa các hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài còn nhiều dóanh nghiệp có nhiều hạn chế về mặt tài chính, công nghệ, trình độ quản lý nhất là các doanh nghiệp nhỏ lẻ. Nhưng nếu các doanh nghiệp nhỏ lẻ đó sáp nhập lại với nhau tạo thành một tập doàn lớn mạnh thì vấn đề đó sẽ được giải quyết một phần nào. Vì hình thức mua lại, sáp nhập – một trong những hình thức được các doanh nghiệp nhiều nước trên thế giới sử dụng mang lại hiệu quả cao nhất, nhưng lại chưa được sử dụng nhiều ở nước ta. Hình thức này nhừm giúp cho các doanh nghiệp tiêt kiệm được nguồn lực, tận đụng được lợi thế từ các nước tiếp nhận đầu tư. Đây cũng là nguyên nhân tạo nên nhiều hạn chế đã nêu ở trên và chúng ta cần phải xem xét và khắc phục nó.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các Doanh Nghiệp Việt Nam (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w