4. Kết cấu đề tài:
3.3.4. Đa dạng hóa các hình thức đầu tư và làm phong phú các lĩnh vực đầu tư
Trong thời gian qua, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam đã có những thay đổi và tiến bộ đáng kể. Thế nhưng vẫn chưa đa đạng trong các hình thức đầu tư và lĩnh vực đầu tư.
Đa dạng hóa các hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Cho đến thời điểm hiện nay, hình thức mà các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài chưa được đa dạng và phong phú. Hình thức lập mới dự án được các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng rất nhiều bỏ qua các hình thức mua lại và sát nhập(M&As), lập liên minh chiến lược, chi nhánh công ty nước ngoài, công ty quản lý. Trong khi đó thực tiễn đã chứng minh rằng hình thức M&As là một hình thức được sử dụng rộng rãi trên thế giới và kết quả cho thấy là rất dáng áp dụng. Ví
dụ như hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc và Singapore diễn ra từ thập niên 70 hay 80 khi điều kiện kinh tế gần như Việt Nam hiên nay. Nhờ thực hiện tốt hoạt động đầu tư ra nước ngoài mà các công ty như Daewoo, Huyndai, Sansung... từ các công ty nhỏ mà trở thành các tập doàn đa quốc gia hùng mạnh. Tại Trung Quốc, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được các doanh nghiệp thực hiện khá táo bạo. Một số công ty như TCL không những xây dựng nhiều nhà máy ở các nước phát triển mà còn mua lại các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như mua lại công ty truyền thông lâu đời của đức – Schnerder, Alcatel của Pháp. Các công ty này thường kết hợp giữa dầu tư mới và M&As. Hình thức M&As còn được các doanh nghiêp sử dụng để nâng cao vị thế của mình như tiếp cận côg nghệ hiện đại và có được thương hiệu nổi tiếng trên thế giới.
Hình thức M&As có rất nhiều ưu điểm, công ty có thể nhanh chóng hiện diện ở một thị trường mới; ngăn cản các đối thủ cạnh tranh nhất là trong thị trường toàn cầu hóa nhanh chóng; công ty mua lại có thể tăng hiệu quả của công ty được mua lại bằng cách chuyển giao công nghệ, vốn và kinh nghiệm quản lý; M&As có thể tận dụng được các tài sản giá trị, mối quan hệ khách hàng, hệ thống phân phối, nhãn hiệu, hệ thống sản xuất của công ty được mua lại. Ngoài ra, đối với các nước đang phát triển như Việt Nam hiên nay thì hình thức M&As còn là con đường nhanh chóng tiếp cận các công nghệ hiện đại, sở hữu được các danh hiệu nổi tiếng. Thêm vào đó còn rut ngắn được thời gian xây dựng các công nghiệp hiện đại, khẳng định được chỗ đứng.
Tuy nhiên, hình thức M&As để gây cho các nhà đầu tư(bên mua lại) nhiều rắc rối. Bên mua lại có thể dánh giá công ty được mua với “giá” quá cao, thường là do họ quá lạc quan về lợi ích mà mà công ty được mua mang lại. Ngoài ra, sự khác nhâu về văn hóa tổ chức và quy trình vận hành doanh nghiệp sẽ tạo ra nhiều mâu thuẫn đẫn đến hiệu quả kinh tế thấp. Ngược lại, đầu tư mới lại khắc phục được nhược điểm của đầu tư mới đó là đầu tư mới sẽ tạo ra một công ty mới theo ý muốn cả về văn hóa tổ chức hay cách vận hành công ty. Cho nên, song song với hình thức đầu tư mới chúng ta cũng nên chú ý đến các hình thức khác nhất là hinh thức M&As nhằm tận dụng được các lợi thế của nó.
Từng bước làm phong phú các lĩnh vực đầu tư của các doanh nghiệp ra nước ngoài.
Các doanh nghiệp Việt Nam đã mở rộng lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài nhưng nhìn chung chưa đa dạng và phong phú. Các doanh nghiệp Việt nam chủ yếu tập chung vào các lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh như khai thác dầu mỏ, thủy điện, trồng cây, khai khoáng... Bước đầu khi mới đầu tư ra nước ngoài chúng ta nên chọn các lĩnh vực chiếm ưu thế, truyền thống. Thế nhưng, có thể nói, đến thời điểm hiện nay thì các doanh nghiệp Việt Nam có đủ tự tin để khai thác trên nhiều lĩnh vực hơn nữa như đầu tư vào các lĩnh vực Ngân hàng, Bảo hiểm, Tư vấn...nhằm khai thác, tận dụng cơ hội đầu tư tốt ở thị trường nước ngoài.