3. Giới thiệu về trung tâm thẻ của BIDV 1 Cơ cấu tổ chức
TRUNG TÂM THẺ
kinh doanh, phòng Nghiệp vụ, phòng Quản lý rủi ro theo mô hình:
Bảng II.2: Cơ cấu tổ chức trung tâm thẻ
3.2 Chức năng nhiệm vụ của trung tâm thẻ
▪ Tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc trong việc hoạch định chính sách, kế hoạch, giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ thẻ của BIDV.
▪ Nghiên cứu phát triển hệ thống kênh chấp nhận thẻ (ATM, POS/EDC...) và các sản phẩm dịch vụ thẻ. Nghiên cứu xây dựng và hướng dẫn tổ chức thực hiện các chương trình marketing các sản phẩm dịch vụ thẻ.
▪ Tổ chức quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn và hỗ trợ chi nhánh trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh dịch vụ thẻ, hỗ trợ và chăm sóc khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ của toàn hệ thống.
▪ Quản lý vận hành hoạt động kinh doanh thẻ của toàn hệ thống:
- Xây dựng các quy chế, quy trình nghiệp vụ phục vụ hoạt động kinh doanh thẻ. - Thực hiện phát hành các loại thẻ thanh toán cho toàn hệ thống.
- Thiết lập, quản lý, giám sát hệ thống phục vụ hoạt động nghiệp vụ thẻ, mạng lưới máy ATM, mạng lưới đại lý chấp nhận thẻ.
- Tập huấn, đào tạo nghiệp vụ thẻ cho các chi nhánh.
TRUNG TÂM THẺ
Ban Giám đốc
Phòng nghiệp
vụ thẻ Phòng Quản lý rủi ro
Phòng Phát triển
▪ Đầu mối thực hiện nhiệm vụ đối ngoại với các tổ chức thẻ, hiệp hội thẻ … II. Thực trạng hoạt động phát triển thị trường thẻ của BIDV
1. Quá trình kinh doanh dịch vụ thẻ tại BIDV
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã bắt đầu thử nghiệm và áp dụng triển khai hệ thống ATM từ năm 1998 (tại Sở Giao Dịch 1). Đến tháng 6/2002 dịch vụ thẻ BIDV – ATM được chính thức khai trương phục vụ khách hàng.
Năm 2002, BIDV- ATM ra mắt trên trị trường thẻ Việt Nam. Trong thời điểm này, dịch vụ thẻ BIDV mới bước đầu phục vụ khách hàng với những tiện ích cơ bản nhất của một thẻ ATM cùng phạm vi sử dụng rất hạn chế theo từng khu vực cung cấp dịch vụ như khu vực Hà Nội, khu vực Tp.Hồ Chí Minh.
Năm 2003, dịch vụ thẻ BIDV đã có những bước tiến mới với hệ thống quản lý thẻ tập trung tạo điều kiện tập trung hoá giao dịch của khách hàng. Chủ thẻ BIDV ATM đã có thể thực hiện giao dịch ở bất kỳ điểm nào có máy BIDV ATM trên toàn quốc.
Năm 2004, song song với nhiệm vụ triển khai dự án Hiện đại hoá ngân hàng trên khắp cả nước, hệ thống ATM của BIDV được chuyển đổi theo tiến độ triển khai phân hệ ATM. Đến cuối năm 2004, dịch vụ ATM của BIDV có mặt tại 7 tỉnh thành gồm Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Bình Định, Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương và đã thu được một số kết quả : 45.000 thẻ phát hành, 800 nghìn giao dịch và hơn 500 tỷ VND doanh số sử dụng thẻ. Lúc này, BIDV mới chỉ đứng thứ 4 về thị phần trên thị trường thẻ Việt Nam.
Năm 2005, có thể coi 2005 là năm đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ của trong hoạt động kinh doanh thẻ tại BIDV. Mạng lưới chi nhánh phát hành thẻ tăng từ 20 chi nhánh vào cuối 2004 lên 40 chi nhánh vào cuối năm 2005. Mạng lưới ATM tăng gần 4 lần với việc mở rộng thêm 155 máy trên 25 tỉnh thành phố trọng điểm trên cả nước. Nổi bật hơn cả là số lượng thẻ phát hành với gần 300.000 thẻ và vươn lên chiếm vị trí thứ hai trên thị trường Việt Nam.
Cho đến thời điểm 31/12/2006, tiếp theo những thành công có được trong năm 2005, BIDV đã đưa 400 máy ATM hoạt động trên 53 tỉnh, thành phố trên cả nước trở thành ngân hàng có mạng lưới ATM rộng nhất trên thị trường thẻ Việt Nam với tổng số thẻ ghi nợ nội địa các thương hiệu đạt gần 600 nghìn thẻ. Tại một số chi nhánh, dịch vụ thẻ đã trở thành dịch vụ cốt yếu thu hút khách hàng mới và huy động vốn. Năm 2006, BIDV bắt đầu tham gia thị trường thẻ quốc tế với việc chính thức kết nối thanh toán thẻ mang thương hiệu Visa. BIDV cũng đã triển khai thí điểm việc thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ thẻ Visa và thẻ nội địa BIDV thông qua mạng lưới POS/EDC vào cuối quý IV năm 2006.
2. Kết quả kinh doanh dịch vụ thẻ năm 2006-2007 2.1 Các chỉ tiêu định lượng:
▪ Thứ nhất là về kết quả thu được tại BIDV: Về số lượng thẻ phát hành đã đạt trên 1 triệu thẻ, trong đó năm 2007 phát hành được trên 470.000 thẻ nâng tổng số chủ thẻ lên 1030 nghìn thẻ (đạt trên 117% kế hoạch kinh doanh thẻ năm 2007 và tăng khoảng 50% so với cùng kì năm trước).
Về doanh số thu phí: tính đến thời điểm 16/12/2007, thu ròng từ hoạt động dịch vụ thẻ: 15,6 tỷ đồng đạt 41,6% kế hoạch năm (Tổng thu dịch vụ thẻ gần 21 tỷ đồng) trong đó:
-Thu phí phát hành thẻ: 10.4 tỷ đồng - Thu phí thanh toán thẻ: 5.2 tỷ đồng
Về mạng lưới ATM: Năm 2007 đã hoàn thiện triển khai lắp đặt 300 máy ATM theo dự án mở rộng mạng lưới ATM năm 2006 nâng tổng số máy hiện có lên 694 máy tại 64 tỉnh, thành trên cả nước. Mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ đã phát triển được trên 550 máy POS trên 33 tỉnh, thành phố trên cả nước, đạt 11% chỉ tiêu đề ra.
Các chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Đơn vị
Doanh thu phát hành thẻ 6,6 10,4 Tỷ đồng
Doanh thu thanh tóan thẻ 5,4 5,2 Tỷ đồng
Số lượng chủ thẻ 560 1030 Nghìn thẻ
Số lượng máy ATM 390 694 máy
Nguồn: Phòng phát triển kinh doanh – TT Thẻ - BIDV ▪ Thứ hai là về thị phần của BIDV trên thị trường thẻ: Đối với thẻ ghi nợ nội địa, đứng đầu thị trường vẫn là Ngân hàng Ngoại Thương với 36% thị phần do có lợi thế là ngân hàng đi tiên phong trong lĩnh vực thẻ thanh tóan. Đứng thứ hai là ngân hàng Nông nghiệp&phát triển nông thôn chiếm 15%. Chia sẻ vị trí thứ ba với BIDV là ngân hàng Đông Á (EAB) với 14%. Có thể nhìn thấy rõ hơn qua biểu đồ 1 ở dưới.
Biểu đồ II.1: Thị phần phát hành thẻ ghi nợ nội địa năm 2007
36%14% 14% 15% 12% 14% 2% 7% VCB BIDV VBARD ICB EAB TECHCOM KHAC
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2006-Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam)
Đối với mảng thanh tóan thẻ quốc tế, ngân hàng Á Châu (ACB) giữ vị trí là ngân hàng dẫn đầu với tổng số thẻ tín dụng và ghi nợ quốc tế là hơn 134.526 thẻ, chiếm 58% thị phần. Tiếp theo là ngân hàng Ngoại thương(VCB) với 72.000 thẻ chiếm 32% thị phần, ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) với 16.710 thẻ chiếm 7% thị phần, các ngân hàng khác như ngân hàng Công thương, Sài gòn thương tín… và cả BIDV chỉ
chiếm 3% thị phần.
Biểu đồ II.2: Thị phần phát hành thẻ quốc tế tại thị trường VN năm 2007
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh thẻ năm 2006-Hội thẻ ngân hàng Việt Nam)
Về thị phần ATM, BIDV đứng thứ 3 trên thị trường sau VCB và Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn (VBARD). BIDV được đánh giá là ngân hàng có mạng lưới ATM rộng, phân bố khá đều trên toàn quốc.
Biểu đồ II.3 : Thị phần ATM tại thị trường Việt Nam
(Nguồn: Hội thẻ ngân hàng Việt nam)
So sánh tốc độ phát triển ATM của các ngân hàng thì BIDV cũng là ngân hàng có tốc độ phát triển nhanh, chỉ xếp sau VCB và ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn. Đây là một nỗ lực rất lớn của BIDV vì VCB có lợi thế là
ngân hàng tiên phong triển khai dịch vụ thẻ nên có nhiều năm kinh nghiệm, còn VBARD là ngân hàng có mạng lưới chi nhánh bao phủ khắp các tỉnh thành nên việc lắp đặt máy ATM là rất thuận lợi. Theo sát BIDV là các ngân hàng khác như ICB và EAB cũng có tốc độ tăng rất nhanh.
Biểu đồ II.4: Tốc độ phát triển máy ATM của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2004-2006
(Đơn vị tính: Nghìn chiếc)
(Nguồn: Hiệp hội thẻ ngân hàng Việt Nam)
Tóm lại, từ khi hình thành, đưa vào kinh doanh cho đến nay dịch vụ thẻ
tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam đã từng bước khẳng định vị trí của mình trong việc đẩy mạnh phát triển dịch vụ ngân hàng. Bên cạnh những kết quả đã đạt được ngân hàng cần đánh giá lại những mặt còn tồn tại. Việc thẳng thắn nhìn nhận các yếu kém trong dịch vụ thẻ và tìm ra các nguyên nhân gây nên những hạn chế đó là vô cùng quan trọng. Qua đó, BIDV rút ra được những bài học kinh nghiệm và tìm ra được các giải pháp hợp lí để khắc phục những hạn chế đó để có thể phát triển dịch vụ thẻ tại BIDV trong thời gian tới.
2.1.1 Các chỉ tiêu định tính:
Nhìn chung sản phẩm thẻ của BIDV có hình thức, mẫu mã khá tốt, tiện ích của thẻ đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm thẻ của BIDV có một số tính năng nổi trội như cung cấp dịch vụ thấu chi, hạn mức giao dịch lớn…Tuy vậy, giá trị gia tăng của dịch vụ thẻ chưa có nhiều, chưa phát hành được thẻ liên kết.
Chất lượng phục vụ của hệ thống ATM vẫn còn thấp: hoạt động chưa ổn định, tình trạng hết giấy, hết tiền, mất đường truyền…thường xảy ra gây phản cảm cho khách hàng. Hệ thống ATM hầu hết đều được bố trí tại những địa điểm đông dân cư, địa bàn thành phố, khu công nghiệp, khu du lịch như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa…Tần suất giao dịch tại ATM cũng tăng lên qua các năm chứng tỏ hiệu quả sử dụng máy ATM tăng lên và khách hàng đó quen với việc giao dịch bằng thẻ tại ATM.
Tuy nhiên, số lượng ATM phục vụ 24/7 tại BIDV mới đạt khoảng 76%, một số chi nhánh vẫn còn đặt ATM trong phòng giao dịch, không cho phép khách hàng thực hiện giao dịch ngoài giờ làm việc.
Bảng số II.6: Tần suất giao dịch ATM- BIDV (2004-2006)
Năm 2004 2005 2006
Tần suất giao dịch trung bình
(giao dịch/máy/tháng) 2088 3000 3100
III. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới việc phát triển thị trường cho dịch vụ thẻ của BIDV