Cơ cấu thị trường thẻ: đánh giá mức độ cạnh tranh trên thị trường thẻ

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển thẻ của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 36 - 42)

1. Nhân tố khách quan

1.2.2 Cơ cấu thị trường thẻ: đánh giá mức độ cạnh tranh trên thị trường thẻ

năm 2007 có 29 ngân hàng tham gia cung cấp dịch vụ thẻ với mọi thành phần NHTM quốc doanh, NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

1.2.2 Cơ cấu thị trường thẻ: đánh giá mức độ cạnh tranh trên thị trường thẻ trường thẻ

1.2.2.1 Khách hàng

Đối với hoạt động kinh doanh nào thì khách hàng cũng đều rất quan trọng, đặc biệt là với dịch vụ thẻ với đặc tính công cộng và xã hội hóa cao tức là những đánh giá của các khách hàng đã sử dụng dịch vụ có ảnh hưởng rất lớn không những đến quyết định của bản thân khách hàng đó về việc có tiếp tục duy trì quan hệ với ngân hàng không mà còn ảnh hưởng đến cả quyết định của nhóm khách hàng tiềm năng. Để đánh giá áp lực từ phía khách hàng ta đánh giá quyền lực đàm phán của khách hàng.

Những đòi hỏi của khách hàng về dịch vụ thẻ: - Đòi hỏi về chức năng cơ bản của thẻ.

- Đòi hỏi về dịch vụ gia tăng và dịch vụ cao cấp có được từ thẻ. - Đòi hỏi về tính tiện lợi và thoái mái khi sử dụng thẻ.

- Đòi hỏi về tính bảo mật các thông tin cá nhân cũng như sự an tòan khi sử dụng thẻ.

Khi có ngày càng nhiều ngân hàng tham gia thị trường thẻ thì những khách hàng sẽ càng có đòi hỏi cao hơn. Vì vậy muốn phát triển thị trường thẻ một cách thành công BIDV phải chú ý công tác nghiên cứu khách hàng, phân loại khách hàng thành từng nhóm riêng biệt với nhu cầu sở thích riêng biệt.

Về sản phẩm thay thế của thẻ thanh toán, là tiền mặt và các phương tiện thanh tóan không dùng tiền mặt khác như Internet Banking( ngân hàng qua Internet), phone-Banking( ngân hàng qua điện thoại), séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm thu…Ở Việt Nam hiện chỉ có tiền mặt là tạo ra áp lực cạnh tranh lớn nhất còn các hình thức khác không tạo ra nhiều quyền lực đàm phán cho khách hàng.

Chi phí chuyển đổi khách hàng không cao, ngân hàng chỉ cần phát hành thẻ mới cho khách hàng mới. Hiện nay do sự bùng nổ của công nghệ thông tin, đồng thời các ngân hàng đã bước đầu chú trọng tới công tác Marketing nên đã góp phần làm cho công chúng ngày càng hiểu biết hơn về thẻ thanh tóan nói chung và các nhãn hiệu thẻ nói riêng, cũng như về các ngân hàng phát hành chúng. Thông tin của khách hàng có được về dịch vụ thẻ khá đầy đủ, do đó họ có nhiều lựa chọn trong việc sử dụng nhãn hiệu thẻ nào.

Qua các phân tích trên thì ta thấy áp lực từ phía khách hàng khá lớn. Đánh giá điểm là 6/10.

1.2.2.2 Nhà cung cấp:

Nhà cung cấp đối với dịch vụ thẻ của BIDV bao gồm một số lĩnh vực cơ bản sau:

từ, bao bì đóng gói…

- Nhà cung cấp thiết bị: máy dập thẻ, máy ATM, EDC…

- Nhà cung cấp truyền thông: phục vụ hoạt động của hệ thống ATM, POS thông suốt (tương tự đường truyền điện thoại).

- Nhà cung cấp các dịch vụ khác: chuyển phát bảo trì, bảo dưỡng máy móc, dịch vụ quảng cáo…

Nhìn chung hiện nay, cùng với sự gia tăng của các ngân hàng gia nhập thị trường thẻ các nhà cung cấp cũng xuất hiện nhiều nhưng chủ yếu ở nước ngoài. Đặc biệt trong thời gian tới, công ty MK có kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất thẻ ATM ở Việt Nam. Như vậy các ngân hàng hoàn toàn có quyền lựa chọn nhà cung cấp trong từng lĩnh vực phù hợp nhất với nhu cầu của mình với mức chi phí hợp lý.

Vì vậy có thể nói áp lực cạnh tranh từ phía nhà cung cấp là nhỏ. Đánh giá điểm là 4/10.

1.2.2.3 Sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế cho thẻ thanh tóan là tiền mặt, séc, các phương tiện thanh tóan không dùng tiền mặt khác như ủy nhiệm thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng…

Trong các hình thức trên thì tiền mặt là sản phẩm thay thế mạnh nhất vì thực hiện thanh tóan bằng tiền mặt không phải tốn một khoản chi phí hữu hình nào. Hơn nữa hệ thống ngân hàng vẫn đang trong thời kỳ phát triển, các hệ thống dịch vụ ngân hàng bán lẻ chưa hoàn chỉnh, thiếu sự liên kết giữa các nhà cung cấp dịch vụ như điện lực, viễn thông, nước…với ngân hàng trong việc thúc đẩy khách hàng sử dụng thẻ. Thói quen chi tiêu bằng tiền mặt đã ăn sâu, khó mà thay thế được nhất là đối với nông thôn đã hạn chế sự phát triển của các phương thức thanh tóan tiên tiến.

Các hình thức thanh tóan không dùng tiền mặt khác không có được sự tiện lợi và nhanh chóng như thẻ thanh toán vì vậy nói chung áp lực của sản

phẩm thay thế là không lớn. Đánh giá điểm là 5/10.

1.2.2.4 Đối thủ tiềm ẩn

Do thị trường hấp dẫn nên số lượng đối thủ tiềm ẩn khá lớn. Mức độ khó khăn cho việc gia nhập ngành của các đối thủ tiềm ẩn phụ thuộc phần lớn vào các rào cản gia nhập ngành. Các rào cản bao gồm:

▪ Rào cản kỹ thuật: Các thiết bị kỹ thuật công nghệ đặc thù ngành thẻ các máy móc hiện đại, máy ATM, máy cà thẻ điện tử tại các đơn vị chấp nhận thẻ…Các máy móc này đều đắt tiền, sử dụng công nghệ cao, điều này trở thành một khó khăn đối với các tổ chức muốn tham gia thị trường thẻ.

▪ Rào cản thương mại: Là những đòi hỏi của thị trường về hình ảnh, thương hiệu, thị phần. Các doanh nghiệp đã gia nhập thị trường gây dựng hình ảnh thương hiệu của mình nhằm thiết lập nên sự ưa chuộng của khách hàng đối với sản phẩm của mình bằng các hoạt động Marketing…và giành được thị phần nhất định. Do đó sự ưa chuộng sản phẩm của các ngân hàng lớn, có thương hiệu, chiếm thị phần lớn sẽ làm giảm bớt sự đe dọa xâm nhập của các đối thủ tiềm ẩn. Tuy nhiên, thực tế ngành cho thấy rào cản này không cao, các ngân hàng mới gia nhập thị trường vẫn có thể thành công nếu biết nắm bắt nhu cầu của thị trường và tạo ra sự khác biệt hóa trong sản phẩm bằng cách tạo ra nhiều tính năng mới cho sản phẩm thẻ của mình.

▪ Rào cản tài chính: Trong lĩnh vực kinh doanh thẻ đòi hỏi doanh nghiệp tham gia phải có nguồn lực tài chính mạnh vì bản thân ngành đòi hỏi một khối lượng vốn lớn: hệ thống máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho việc phát hành (nhập phôi thẻ, máy dập thẻ…), thanh toán (mạng lưới máy ATM, POS…) tất cả đều đòi hỏi số vốn không hề nhỏ và là rào cản tương đối lớn đối với những doanh nghiệp mà tiềm lực hạn chế muốn gia nhập thị trường.

Tuy nhiên xu hướng trong thời gian tới là sự xuất hiện của các liên minh thẻ, các ngân hàng sẽ liên kết với nhau để tận dụng mạng lưới và tăng hiệu

quả đầu tư, đem lại lợi ích cho cả các ngân hàng lớn và ngân hàng nhỏ khi tham gia. Các ngân hàng lớn sẽ được lợi từ hệ thống khách hàng của các ngân hàng đối tác, còn các ngân hàng nhỏ sẽ tận dụng được hệ thống ATM/POS sẵn có để mở rộng, phát triển dịch vụ. Sự liên kết này sẽ làm rào cản tài chính được hạ thấp.

Như vậy, các rào cản gia nhập ngành là khá lớn vì vậy áp lực từ phía đối thủ tiềm ẩn không còn quá nguy hiểm. Đánh giá điểm 6/10.

1.2.2.5 Đối thủ cạnh tranh trong ngành:

▪ Cường độ cạnh tranh:

Số lượng đối thủ: Hiện nay tại Việt Nam có 5 ngân hàng thương mại Nhà nước, một ngân hàng chính sách xã hội, 36 ngân hàng thương mại cổ phần, 4 ngân hàng liên doanh, 28 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong đó đã có khoảng 29 ngân hàng thực hiện nghiệp vụ phát hành thẻ bao gồm 5 NHTM Nhà nước, 19 NHTM Cổ phần, 4 ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài và công ty cổ phần tiết kiệm bưu điện. Về thanh tóan thẻ, có 10 ngân hàng là thành viên chính thức của các tổ chức thẻ quốc tế. Trong số 28 ngân hàng phát hành và thanh tóan thẻ, phải nói tới các ngân hàng lớn như: VCB chiếm thị phần lớn (50% thị phần thanh tóan thẻ tín dụng quốc tế, 36% thị phần thẻ ghi nợ nội địa) và là ngân hàng duy nhất chấp nhận thanh toán 5 loại thẻ quốc tế thông dụng. ACB là ngân hàng duy nhất phát hành đầy đủ các loại thẻ: thẻ ghi nợ nội địa và quốc tế, thẻ tín dụng nội địa và quốc tế, đồng thời là ngân hàng dẫn đầu về phát hành thẻ quốc tế. Và hàng loạt các ngân hàng khác là đối thủ trực tiếp của BIDV như ICB, VBARD, Eximbank, EAB, AB Bank, City bank…

Về mức độ cạnh tranh: Các ngân hàng đều nhận thấy lợi ích của dịch vụ thẻ do vậy ngân hàng nào cũng muốn tham gia và chiếm lĩnh thị trường. Các hình thức cạnh tranh chủ yếu là cạnh tranh về phí phát hành thẻ, sáng tạo các

tính năng mới, các dịch vụ gia tăng kèm theo…Các ngân hàng đua nhau giảm phí phát hành thẻ, thậm chí là miễn phí cho một số đối tượng để thu hút khách hàng mới. Thẻ ngoài các tính năng cơ bản đã có thêm nhiều tính năng mới rất đa dạng phong phú tạo ra sự tiện lợi và nhiều cơ hội lựa chọn cho khách hàng như: thanh tóan tiền điện nước, taxi, bảo hiểm, nhận và trả lương qua tài khoản, gửi và rút tiết kiệm, nhận kiều hối, truy vấn thông tin tài khoản cá nhân qua Internet và Mobile… Các ngân hàng cũng tham gia tuyên truyền quảng cáo rất qui mô trên nhiều phương tiện như truyền hình, đài báo, các áp phích ngoài trời…Từ đó có thể thấy mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng là rất gay gắt.

▪ Các rào cản rút lui: Trong ngành thẻ thanh tóan tồn tại nhiều rào cản rút lui, các rào cản này được thể hiện trong các bộ phận sau:

- Trang thiết bị đặc thù của ngành đều là các thiết bị chuyên dụng và đắt tiền. - Uy tín, vị thế thị trường: thị trương thẻ thanh toán đã rất phát triển trên thế giới nhưng ở Việt Nam mới chỉ ở mức tiềm năng. Để trở thành một ngân hàng lớn, hoạt động có hiệu quả, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ thì các NHTM không thể bỏ qua thị trường thẻ

- Ràng buộc về chiến lược: Từ sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa đầu tiên trên thị trường Việt Nam với nhãn hiệu Connect 24 do VCB phát hành chỉ bao gồm rút tiền từ tài khoản tiền đồng, chuyển khoản. Đến nay thẻ Connect 24 nói riêng và thẻ thanh toán nói chung đã bao hàm rất nhiều tiện ích đa dạng. Và tương lai sẽ hướng tới những chiếc thẻ đa năng vừa là thẻ ghi nợ vừa là thẻ tín dụng, bao gồm toàn bộ các dịch vụ ngân hàng bên trong. Như vậy đằng sau những chiếc thẻ thanh toán là rất nhiều dịch vụ ngân hàng đang không ngừng được gia tăng. Do đó phát triển dịch vụ thẻ thanh tóan là một chiến lược đúng đắn của các ngân hàng, phù hợp với xu thế phát triển chung của kinh tế xã hội đất nước.

Cạnh tranh đã gay gắt mà rào cản rút lui lại lớn lại càng làm mức độ cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn. Có thể đánh giá áp lực cạnh tranh của các đối thủ trong ngành là mạnh nhất, gay go nhất. Đánh giá điểm là 8/10

Kết luận: Qua các đánh giá trên ta có thể vẽ được sơ đồ mạng

Môi trường ngành khá thuận lợi để BIDV phát triển dịch vụ thẻ. 2. Nhân tố chủ quan

Các nhân tố chủ quan này chính là những nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến việc phát triển thị trường thẻ của BIDV, nó bao gồm các yếu tố sau:

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển thẻ của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 36 - 42)