Hoàn thiện và phát triển hệ thống kênh phân phối, và mạng lưới chấp nhận thẻ

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển thẻ của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 70 - 73)

I. Cơ sở đề xuất giải pháp

1. Định hướng phát triển thị trường thẻ tại Việt Nam

1.1.5 Hoàn thiện và phát triển hệ thống kênh phân phối, và mạng lưới chấp nhận thẻ

lưới chấp nhận thẻ

Để phát huy hiệu quả của hệ thống kênh phân phối, việc đổi mới và hoàn thiện hệ thống phân phối thẻ và chấp nhận thẻ của BIDV cần tập trung theo hai hướng:

-Hoàn thiện và phát triển mạng lưới phát hành thẻ:

Tiếp tục mở rộng kênh phân phối thẻ truyền thống qua các chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng. Hoàn thiện qui trình đăng ký và phát hành thẻ. Rà soát lại các mẫu, hợp đồng đăng ký phát hành thẻ đảm bảo chặt chẽ về pháp lý nhưng lại đơn giản về thủ tục. Đào tạo giao dịch viên tư vấn, hướng dẫn khách hàng về sản phẩm thẻ cũng như lựa chọn sản phẩm thẻ phù hợp.

BIDV cần nhanh chóng triển khai hợp tác với các đối tác trong công tác phát hành thẻ để tạo điều kiện chuyên nghiệp hoá hoạt động tiếp thị đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Mở rộng các kênh phân phối sản phẩm thẻ như thông qua các đại lý, các công ty cung cấp dịch vụ về thẻ.

Xây dựng chương trình mở rộng kênh phát hành thẻ qua internet một mặt giúp khách hàng tiếp cận nhanh chóng với dịch vụ, mặt khác có thể nâng cao uy tín của BIDV trong việc áp dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh thẻ.

- Hoàn thiện và mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ:

Đối với mạng lưới ATM:

BIDV cần có lộ trình rõ ràng cho việc phát triển mở rộng mạng lưới ATM trên cơ sở tạo tiện ích tốt nhất cho khách hàng và có hiệu quả cho ngân

hàng. Phát triển mạnh hệ thống Autobank, tạo ra các điểm giao dịch tiện lợi, tập trung vào các điểm đông dân cư, trung tâm thương mại tại các tỉnh, thành phố trọng điểm. Tận dụng các mối quan hệ hợp tác với các đối tác chiến lược để có thể tìm kiếm lắp đặt máy tại những vị trí tối ưu cho khách hàng.

Tìm kiếm các đối tác có thể cung cấp dịch vụ điểm đặt máy ATM để lựa chọn và đặt máy tại những vị trí tốt, đạt các tiêu chí đề ra như khuyếch trương hình ảnh, an toàn, thuận tiện giao dịch.

Quyết đoán trong việc di chuyển các máy ATM không hiệu quả, không giao dịch 24/24 tới các địa điểm tối ưu, các khu công nghiệp hoặc các vị trí đông khách hàng sử dụng thẻ.

Chỉnh sửa và hoàn thiện mẫu thiết kế cabin, biển hiệu dễ nhận biết, có tính quảng bá cao để thu hút khách hàng sử dụng thẻ.

Đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên chăm sóc duy trì các máy ATM như vệ sinh cabin, máy móc, bảo dưỡng máy, thay giấy…Hình thành những trung tâm chăm sóc ATM theo từng khu vực bao gồm cả công tác tiếp quỹ để nâng cao chất lượng dịch vụ và tiết kiệm chi phí cho ngân hàng.

Tiếp tục tìm kiếm hợp tác với các đối tác trong nước và quốc tế để mở rộng mạng lưới mà lại giảm thiểu được chi phí đầu tư, tăng doanh thu phí dịch vụ (tương tự Banknet). Đồng thời có thể tạo điều kiện hợp tác để thanh toán thẻ liên ngân hàng bao gồm cả ngân hàng trong nước và trong khu vực.

Đầu tư một số công cụ hỗ trợ hệ thống ATM như camera giám sát, nhật ký điện tử, …thiết lập và quản lý bản đồ mạng lưới ATM hợp lý và hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, giảm thiểu thời gian máy không hoạt động và thực hiện đúng cam kết dịch vụ 24/7 với khách hàng.

Đối với mạng lưới POS:

Kế hoạch phát triển mạng lưới ĐVCNT của BIDV cần chia thành 2 đối tượng ĐVCNT khác nhau, đó là các tổng công ty, chuỗi cửa hàng lớn, chuỗi

phân phối dịch vụ lớn, nổi tiếng và các khách hàng riêng lẻ, các chuỗi cửa hàng, chuỗi phân phối dịch vụ nhỏ.

Tập trung phát triển POS thông qua hợp tác với các tập đoàn, tổng công ty, chuỗi phân phối sản phẩm dịch vụ quy mô toàn quốc

- BIDV cần hướng tới các tổng công ty lớn như: Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, Tổng công ty điện lực Việt Nam, Tập đoàn bưu chính viễn thông, Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel...; Các công ty phân phối, dịch vụ lớn như: Công ty du lịch Saigon Tourist, G7Mart , Cafe Trung Nguyên, Highland coffee, BigC, Metro, Taxi Mai Linh. Những đối tượng khách hàng tiềm năng này có qui mô lớn nên sẽ nhanh chóng giúp BIDV quảng bá thương hiệu thẻ, đồng thời họ sẽ là những đơn vị tiên phong trong việc đào tạo khách hàng làm quen và sử dụng thẻ để thanh tóan tiền hàng hóa, dịch vụ.

Tuy nhiên, việc ký hợp đồng với những đơn vị như vậy không dễ đối với BIDV vì tất cả các ngân hàng đều đang hướng tới họ với cùng mục đích như BIDV. Vì vậy, BIDV cần tự đánh giá lại các mối quan hệ, khả năng triển khai của mình, để đưa ra quyết định về một số tổng công ty, chuỗi phân phối lớn mục tiêu nhằm tập trung các nguồn lực, đảm bảo nguyên tắc đầu tư phải có hiệu quả. Việc tiếp cận, đàm phán và chăm sóc những khách hàng (ĐVCNT) này cần mang tính tổng thể, vĩ mô toàn hệ thống. BIDV cần lập kế hoạch cụ thể và các giải pháp cụ thể gắn với mỗi đối tượng ĐVCNT này.

1.1.6 Điều chỉnh chính sách phí linh hoạt, cạnh tranh

Chính sách phí là một công cụ rất nhạy cảm trong việc thu hút khách hàng phát hành và sử dụng thẻ. BIDV và các ngân hàng không nên sử dụng biện pháp cạnh tranh bằng cách giảm các chi phí trong phát hành và sử dụng thẻ mà nên cùng nhau định hướng khách hàng trong việc thực hiện các nghĩa vụ đóng góp khi sử dụng dịch vụ này để tái đầu tư và nâng cao chất lượng dịch vụ. Hiện nay hầu hết các ngân hàng mới chỉ thu phí phát hành thẻ, các

loại phí khác hầu như chưa áp dụng. Vì vậy, trong thời gian tới khi hoàn thiện hệ thống và nâng cao chất lượng dịch vụ, BIDV cần xây dựng lại chính sách giá và phân bổ phí để tăng doanh thu, bù đắp chi phí đầu tư bỏ ra. Những thay đổi như:

− Xem xét việc tính phí thường niên cho thẻ ghi nợ nội địa

− Tính đầy đủ các chi phí khi tham gia thanh toán thẻ quốc tế và chia sẻ mạng lưới với các thành viên Banknet.

− Hỗ trợ một phần chi phí khấu hao máy ATM cho các chi nhánh quản lý nhiều máy ATM.

− Có chính sách phí linh hoạt cho các loại hình đơn vị chấp nhận thẻ và theo doanh số thanh toán thẻ thu được.

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển thẻ của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w