I. Cơ sở đề xuất giải pháp
1. Định hướng phát triển thị trường thẻ tại Việt Nam
1.3 Dự báo thị trường thẻ thanh toán trong tương la
Căn cứ trên những định hướng phát triển nêu trên, có thể dự báo trong thời gian tới, thị trường thẻ sẽ phát triển hết sức mạnh mẽ và sôi động. Mục tiêu của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước là:
Dự tính đạt mức phát hành 15 triệu thẻ vào cuối năm 2010, phấn đấu đầu năm 2020 con số này là 30 triệu thẻ.
Giai đoạn 2007-2010, tập trung phát triển các dịch vụ, phương tiện thanh toán phục vụ cho việc mua bán hàng hóa, dịch vụ tại các trung tâm thương mại, siêu thị cửa hàng tự chọn. Từ 2011-2020 sẽ mở rộng triển khai trên phạm vi toàn quốc. Phấn đấu đến cuối năm 2020 đạt mức 70% khách hàng mua bán tại các trung tâm thương mại, siêu thị bằng các phương tiện thanh toán hiện đại.
Đạt mức 20 triệu tài khoản cá nhân vào cuối năm 2010, 70% cán bộ hưởng lương Ngân sách và 50% công nhân lao động trong khu vực doanh nghiệp, tư nhân thực hiện trả lương qua tài khoản. Đến năm 2020, đưa những con số này lên lần lượt là 45 triệu tài khoản cá nhân (bình quân mỗi người có 0,5 tài khoản trong khi ở một số nước phát triển mỗi người hiện có hơn 1tài khoản), 95% cán bộ hưởng lương ngân sách và 80% lao động được trả lương qua tài khoản.
2. Định hướng kinh doanh dịch vụ thẻ của BIDV
Mục tiêu chung:
Với thế mạnh là ngân hàng thương mại quốc doanh có tiềm lực về vốn và công nghệ, nhằm phát triển dịch vụ thẻ tương xứng với tiềm năng, ngân hàng đã định hướng phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của BIDV theo hướng kết hợp cả chiều rộng lẫn chiều sâu, đảm bảo kinh doanh thực sự có hiệu quả và lấy dịch vụ thẻ làm nòng cốt để phát triển dịch vụ khách hàng cá nhân. Theo đó, BIDV đã đạt ra những mục tiêu cho phát triển dịch vụ thẻ trong thời gian tới như sau:
- Mở rộng thị trường, phát triển mạng lưới, gia tăng thị phần trong hoạt động kinh doanh thẻ; phấn đấu đến 2010 chiếm 20% thị phần thị trường thẻ của Việt Nam.
- Tăng thu lợi nhuận từ kinh doanh dịch vụ thẻ trực tiếp và gián tiếp; phấn đấu sau 5 năm hoạt động có thể thu hồi vốn đầu tư và có lãi.
- Góp phần cải thiện tỷ trọng thu dịch vụ so với tổng thu nhập của toàn hệ thống; trong đó phấn đấu doanh thu từ dịch vụ thẻ đạt từ 10-15% tổng thu dịch vụ và tăng tăng theo thời gian.
- Góp phần xây dựng hình ảnh và nâng cao vị thế của BIDV trên thị trường tài chính tiền tệ; phấn đấu trở thành một trong số các Ngân hàng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ, xếp hạng thứ hai trong số các Ngân hàng phát hành và thanh toán thẻ ghi nợ nội địa.
- Góp phần quảng bá thương hiệu BIDV nói chung và thương hiệu thẻ BIDV nói riêng.
Một số chỉ tiêu chủ yếu đến 2010
- Về phát triển chủ thẻ: đạt triệu 3,5-4 triệu chủ thẻ.
- Về sản phẩm thẻ: phát hành đầy đủ các sản phẩm thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ liên kết, thẻ quốc tế mang thương hiệu Visa, MasterCard, Amex, JCB, Diner Club...
- Về kênh chấp nhận thanh toán thẻ: đa dạng hoá kênh chấp nhận thanh toán thẻ, ngoài kênh ATM/POS, phát triển thêm Internet, Phone, Mobile...
- Mạng lưới ATM: đạt 1.000-1.200 ATM với tần suất giao dịch mỗi máy tối thiểu đạt 5.000 giao dịch/máy/tháng.
Mạng lưới POS/EDC: đạt 8.000-10.000 POS/EDC với khoảng 5.000-7.000 đơn vị chấp nhận thẻ (merchants)
II. Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường dịch vụ thẻ tại BIDV
1. Giải pháp cho các hoạt động chính
1.1Giải pháp cho hoạt động Marketing:
BIDV cần xây dựng chiến lược marketing cho dịch vụ thẻ cụ thể, đúng đắn và có hiệu quả để từ đó có thể xác định vị thế của BIDV trên thị trường
thẻ Việt Nam trong thời gian tới. Thực hiện điều đó, BIDV cần xác định kế hoạch marketing hoàn chỉnh từ nghiên cứu thị trường, phân tích đánh giá và đưa ra các chính sách cho từng đoạn thị trường mục tiêu lựa chọn cũng như chiến lược marketing mix.