1. Nhân tố khách quan
1.1.1 Yếu tố kinh tế
Trong những năm qua nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển đáng khích lệ với tỷ lệ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giai đoạn 2001-2005 là 7,5% và trong năm 2006 là xấp xỉ 8,5%. Thu nhập bình quân đầu người đã được cải thiện rõ rệt, năm 2006 đạt hơn 700 USD dự kiến đến năm 2010 đạt hơn 1000 USD. Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2006 đạt 9 tỷ USD và hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng trong các năm tới.
Quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng được mở rộng với các nước trên thế giới sẽ góp phần tăng số lượng khách quốc tế đến Việt Nam và tăng doanh số thanh tóan thẻ quốc tế. Năm 2005 Việt Nam đã đón hơn 3,5 triệu khách, năm 2006 đạt trên 4 triệu khách và dự kiến đến năm 2010 sẽ đón 8 triệu lượt khách, đây sẽ là những khách hàng tiềm năng đối với dịch vụ thẻ.
Tuy nhiên, lạm phát đang ở mức cao, giá cả leo thang đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, phân bón, thị trường chứng khoán tụt dốc… cũng đang ảnh hưởng lớn tới khả năng chi tiêu, mua sắm của dân cư.
2.1.2 Yếu tố chính trị-pháp luật
Nước ta có nền chính trị ổn định, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm hoàn thiện cơ sở pháp lý tạo môi trường thuận lợi cho dịch vụ thẻ phát triển. Các văn bản pháp luật về thanh toán, quản lý thông tin, chứng từ điện tử… đã và đang được ban hành tạo hành lang pháp lý cho dịch vụ thẻ hoạt động thuận lợi
và bảo vệ khách hàng. Ngân hàng Nhà nước đang gấp rút hoàn thành văn bản về quản lý hoạt động phát hành và thanh toán thẻ thay thế cho qui chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ban hành theo quyết định 371/1999/QĐNHNN.