Thẩm định tài sản đảm bảo

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cao Bằng - Thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 30)

Bảo đảm tín dụng là biện pháp phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi đầy đủ khoản tín dụng đã cấp. Ngoài ra đảm bảo tín dụng gắn trách nhiệm vật chất của doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn vay đem lại hiệu quả cao nhất. Tài sản dùng làm tài sản đảm bảo cần thoả mãn các điều kiện sau :

- Tính pháp lý: tức là tài sản đó thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp ( hoặc quyền sử dụng đất hợp pháp ) , tài sản đó phải được phép giao dịch. Có nghĩa là các tài sản mà nhà nước có quy định cấm kinh doanh, cấm mua bán, chuyển nhượng, tài sản còn đang tranh chấp, tài sản đang bị cơ quan có thẩm quyền tạm giữ, niêm phong, phong toả, tài sản đang thực hiện nghĩa vụ khác,...không đựoc dùng làm bảo đảm nợ vay ngân hàng. Ngoài ra tài sản cần phảo được mua bảo hiểm đối với những tài sản mà nhà nước quy định bắt buộc phải mua bảo hiểm.

- Tính kinh tế : được đo lường bằng khả năng chuyển hoá tài sản bảo đảm thành tiền một cách sớm nhất và chi phí bỏ ra ít nhất. Để thoả mãn được điều này, cán bộ thẩm định cần phải xem xét tính ổn định về giá cảu tài sản đảm bảo, định giá giá trị của tài sản đảm bảo một cách hợp lýphù hợp với giá thị trường.

Bảo đảm bằng tài sản là hình thức người vay sử dụng tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thanh trả nợ. Có hai hình thức bảo đảm bằng tài sản :

- Bảo đảm bằng thế chấp tài sản : là hình thức bảo đảm tín dụng mà tài sản thế chấp là bất động sản do doanh nghiệp vay vốn hoặc người thứ ba trực tiếp nắm giữ, cón ngân hàng chỉ giữ giấy tờ sở hữu và văn thư thế chấp. Các bất

động sản thường được dùng để thế chấp : nhà cửa, đất đai, công trình xây dựng gắn liền với đất,...

- Bảo đảm bằng cầm cố tài sản : là hành vi doanh nghiệp giao nộp tài sản là động sản hoặc các chứng từ chứng nhận quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp cho ngân hàng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Các động sản thường được dùng cầm cố : vật tư, hàng hoá, phương tiện vận tải, phương tiện đi lại, công cụ lao động, máy móc thiết bị dùng cho sản xuất kinh doanh,... Bảo lãnh : bảo lãnh cũng là hình thức bảo đảm tiền vay trong đó người bảo lãnh cam kết thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay đối với ngân hàng khi người vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo quy định.

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cao Bằng - Thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w