Kiến nghị với BIDV Cao Bằng

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cao Bằng - Thực trạng và giải pháp (Trang 82 - 85)

II. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với DNV&N tại BIDV Cao Bằng

3.Kiến nghị với BIDV Cao Bằng

Những thành công trong hoạt động thẩm định tín dụng đối với khách hàng là DNV&N trong hoạt động tín dụng tại BIDV Cao Bằng đạt được vừa qua là có sự quan tâm chỉ đạo của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Ban giám đốc của BIDV Cao Bằng. Có thể khẳng định rằng hoạt động thẩm định tín dụng đối với các DNV&N tại BIDV Cao Bằng đã có những đóng góp thiết thực vào sự an toàn tín

dụng và chính sách tăng trưởng của ngân hàng. Để chất lượng thẩm định tín dụng ngày càng được hoàn thiện phục vụ cho sự phát triển hoạt động tín dụng ngân hàng, BIDV Cao Bằng cần tiếp tục quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ trong một số vấn đề sau :

- Trong quá trình hoạt động ngân hàng phải luôn bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, các ngành và địa phương để từ đó định hướng mục tiêu cho công tác thẩm định các doanh nghiệp trong từng thời kỳ.

- Hàng năm, BIDV Cao Bằng cần tiến hành xây dựng hoàn thiện chương trình hoạt động đối với công tác thẩm định khách hàng đặc biệt là thẩm định các DNV&N. Chương trình này bao gồm việc đánh giá những kết quả đã đạt được, chỉ ra những vướng mắc, tồn tại và rút ra những bài học qua công tác thẩm định doanh nghiệp của năm trước, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm sửa chữa các thiếu sót, khắc phục những tồn tại và phát huy những kết quả đạt được để hoàn thiện và nâng cao chất lượng thẩm định đối với khách hàng là DNV&N trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng.

- Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế Việt Nam đã ra nhập nền kinh tế thế giới hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ ngày càng phát triển để ngân hàng có thể đứng vững, cạnh tranh được với các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tương lai. Đòi hỏi ngân hàng cần có những giải pháp đồng bộ cho mọi hoạt động kinh doanh trong đó có hoạt động tín dụng. Để nâng cao chất lượng tín dụng thì biện pháp hiệu quả nhất vẫn là nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng. Do đó ngân hàng cần phải có sự đầu tư về phương tiện, công nghệ và con người để hoàn thiện công tác này.

KẾT LUẬN

Cùng với việc mở rộng cho vay các DNV&N thì công tác thẩm định tín dụng đối với DNV&N càng có ý nghĩa thực tiến đối với các Ngân hàng thương mại. Đây là một vấn đề khó khăn, phức tạp cần có sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp bên trong và ngoài ngân hàng. Trong phạm vi chuyên đề, em chỉ tập trung nghiên cứu, xem xét một số vấn đề như sau:

- Hệ thống hoá những lý luận về tín dụng ngân hàng nói chung và chất lượng thẩm định nói riêng. Các vấn dề về DNV&N hiện nay.

- Dựa trên cơ sở lý luận ở chương I, phân tích thực tiễn trực trạng chất lượng thẩm định tín dụng ở BIDV Cao Bằng.

- Chuyên đề cũng đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng tại Ngân hàng và các kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, ngành và BIDV Cao Bằng.

Do thời gian nghiên cứu có hạn và hiểu biết còn hạn chế nên chuyên đề của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của thầy. Em xin chân thành cảm ơn.

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cao Bằng - Thực trạng và giải pháp (Trang 82 - 85)