Chất lượng thẩm định tín dụng và các chỉ tiêu đánh giá

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cao Bằng - Thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 32)

Để đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng có thể căn cứ vào thời gian hoàn thành công tác thẩm định nhằm thoả mãn nhu cầu vay vốn của khách hàng và mức độ chính xác của công tác thẩm định hay chất lượng của hoạt động tín dụng.

Về thời gian thẩm định

Đây là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng của công tác thẩm định. Nếu Ngân hàng hoàn thành công tác thẩm định nhanh sẽ tạo điều kiện cho DNV&N tranh thủ thời cơ, nhận đựoc nguồn vốn tín dụng một cách nhanh chóng để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo kế hoạch, mục tiêu đặt ra. Tuy nhiên, nếu thực hiện công tác thẩm định qua nhanh, dễ dẫn tới việc đánh giá thiếu chính xác về doanh nghiệp do thiếu thông tin, bỏ qua một số bước, nội dung thẩm định từ đó đưa ra quyết định cho vay thiếu chính xác, dễ mang lại rủi ro cho ngân hàng. Nếu ngân hàng không đảm bảo thời gian thẩm định, kéo dài thời gian thẩm định có thể làm mất cơ hội đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời đây cũng là điều kiện để ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng của mình.

Về chất lượng của hoạt động tín dụng

Chất lượng của công tác thẩm định sẽ mang lại chất lượng của khoản tín dụng đó. Chất lượng tín dụng thể hiện ở các chỉ tiên như: dư nợ cho vay, doanh số cho vay, mức độ cho vay và nợ quá hạn.

Dư nợ cho vay thể hiện quy mô tín dụng của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.

Doanh số cho vay là tổng số tiền ngân hàng đã thực sự giải ngân cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Doanh số cho vay có thể được xác định theo thời hạn cho vay, theo thành phần kinh tế hay theo mục đích sử dụng vốn.

Mức độ cho vay là khả năng ngân hàng xét duyệt các khoản vay và đồng ý cho vay trong tổng nhu cầu vay vốn của khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định.

Nợ quá hạn phản ánh số tiền vay dã đến hạn mà doanh nghiệp chưa hoàn trả cho ngân hàng. Nó là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng. Và việc thu hồi nợ nói lên khả năng thẩm định của CBTD qua việc phân tích, đánh giá, kiểm tra khách hàng của họ được thực hiện tốt hay không. Nếu khách hàng trả nợ đúng với các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng tín dụng tức là CBTD đã cho vay đúng đối tượng, người sử dụng vốn vay đúng mục đích có hiệu quả

Nếu dư nợ cho vay của ngân hàng tăng, tỷ lệ nợ quá hạn thấp,mức độ cho vay cao và tỷ lệ giữa doanh số cho vay và dư nợ cao thì chứng tỏ chất lượng thẩm dịnh tín dụng là tốt. Ngược lại, nếu ngân hàng có dư nợ cho vay giảm, nợ quá hạn ở mức cao, mức độ cho vay la thấp và tỷ lệ doanh số cho vay trên dư nợ thấp thì chứng tỏ công tác thẩm định tín dụng còn nhiều hạn chế, còn yếu kém.Cần chú ý dư nợ cho vay tăng có những ưu nhược điểm khác nhau. Về ưu điểm, dư nợ cho vay tăng là do doanh số cho vay tăng, đồng nghĩa với nó là khách hàng tìm đến ngân hàng ngày càng nhiều, họ vay nhiều hơn, tạo được lợi nhuận cho ngân hàng. Còn về nhược điểm, như ta được biết dư nọ cho vay bao gồm cả nợ quá hạn, nếu dư nợ cho vay tăng do nợ quá hạn tăng cao thì đây là một rủi ro cho ngân hàng, ảnh hưởng đến khả năng chi trả tiền gửi, lãi vay và chi phí hoạt động.

Tỷ lệ nợ quá hạn : phản ánh chất lượng tín dụng, tỷ lệ này càng cao thì chất lượng tín dụng càng kém và ngược lại.

Công thức :

Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = x 100

Nợ quá hạn Tổng dư nợ

Hiện nay theo mức độ cho phép của NHNN thì tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là dưới 5%, trong đó tỷ lệ nợ khó đòi trong tổng nợ quá hạn thấp thì được coi là tín dụng có chất lượng tốt.

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cao Bằng - Thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w