C Kết quả hoạt động kinh doanh
3.4 Thẩm định dự án đầu tư (áp dụng trong tín dụng trung dài hạn)
Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét một cách khách quan và toàn diện các nội dung cơ bản liên quan đến dự án đầu tư có ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi, hiệu quả và khả năng hoàn vốn đầu tư của dự án. Thẩm định dự án đầu tư là một khâu then chốt của tác nghiệp thẩm định tín dụng trong Quy trình nghiệp vụ tín dụng của BIDV Cao Bằng, có vai trò quan trọng trong việc xem xét, quyết định cho khách hàng vay vốn thực hiện đầu tư dự án, hoặc ra quyết định đầu tư của ngân hàng. Cụ thể là:
- Đưa ra kết luận về tính khả thi, hiệu quả về mặt tài chính của dự án đầu tư, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra để phục vụ cho việc quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay hay đầu tư.
- Làm cơ sở tham gia góp ý, tư vấn cho chủ đầu tư, tạo điều kiện đảm bảo hiệu quả cho vay, thu được nợ gốc và lãi đúng hạn, hạn chế và phòng ngừa rủi ro.
- Làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời hạn cho vay, dự kiến tiên độ giải ngân, mức độ thu nợ hợp lý, các điều kiện cho vay, tạo tiền đề cho khách hàng hoạt động có hiệu quả và đảm bảo mục tiêu đầu tư của ngân hàng.
- Việc thẩm định dự án đầu tư sẽ tập trung phân tích đánh giá về khía cạnh hiệu quả chính và khả năng trả nợ của dự án. Các khía cạnh khác như hiệu
quả về mặt xã hội, hiệu qủa kinh tế nói chung cũng được đề cập đến tuỳ theo đặc điểm và yêu cầu của từng dự án.
Thẩm định kinh tế dự án đầu tư
Đánh giá mục tiêu đầu tư và các nội dung sơ bộ của dự án: mục tiêu đầu tư của dự án, quy mô đầu tư: công suất thiết kế, giải pháp công nghệ, cơ cấu sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án, phương án tiêu thụ sản phẩm, quy mô vốn đầu tư: tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư theo các tiêu chí khác nhau, phương án nguồn vốn để thực hiện dự án theo nguồn gốc sở hữu, dự kiến tiến độ triển khai thực hiện dự án
Phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án
Thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án đóng vai trò quan trọng, quyết định việc thành bại của dự án. Các nội dung chính cần xem xét đánh giá gồm: đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm dự án, đánh giá về cung sản phẩm, thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án, phương thức tiêu thụ sản phẩm và mạng lưới phân phối, đánh giá dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án
Đánh giá khả năng cung ứng nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào
Trên cơ sở hồ sơ dự án và đặc tính kỹ thuật của dây chuyền công nghệ, đánh giá khả năng đáp ứng, cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho dự án: nhu cầu về nguyên nhiên liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm, các nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào, chính sách nhập khẩu đối với các nguyên nhiên liệu đầu vào (nếu có), biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên nhiên liệu đầu vào, tỷ giá…
Tất cả những đánh giá trên nhằm kết luận hai vấn đề sau:
- Dự án có chủ động được nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào hay không?
- Những thuận lợi, khó khăn đi kèm với việc để có thể chủ động được nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào
Thẩm định kỹ thuật của dự án đầu tư
Xem xét, đánh giá địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông hay không, có gần các nguồn cung cấp và thị trường tiêu thụ hay không…
Cơ sở vật chất, hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư thế nào?
Địa điểm đầu tư có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư của dự án cũng như ảnh hưởng đến giá thành, sức cạnh tranh nếu xa thị trường nguyên vật liệu, tiêu thụ
Quy mô sản xuất và sản phẩm cấu dự án
Công suất thiết kê sdự kiến của dự án là bao nhiêu, có phù hợp với khả năng tài chính, trình độ quản lý…
Sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay đã có sẵn trên thị trường? Quy cách, phẩm chất, mẫu mã của sản phẩm như thế nào?
Yêu cầu kỹ thuật, tay nghề để sản xuất sản phẩm có cao không?
Thẩm dịnh công nghệ, kỹ thuật, thiết bị, máy móc
Quy trình công nghệ có tiên tiến, hiện đại không, ở mức độ nào của thế giới? Công nghệ có phù hợp với trình độ hiện tại của Việt Nam hay không, lý do lựa chọn công nghệ này?
Giá cả thiết bị và phương thức thanh toán có hợp lý và an toàn hay không? Uy tín của nhà cung cấp thiết bị
Khi đánh giá về mặt công nghệ, thiết bị cần tham khảo các nhà chuyên môn các chuyên gia kỹ thuật trong lĩnh vực này…
Quy mô, giải pháp xây dựng
Xem xét quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án không? Tổng dự toán, dự toán của từng hạng mục công trình
Tiến độ thi công cò phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị, có phù hợp với thực tế hay không?
Thẩm dịnh tác động môi trường
Đánh giá các giải pháp về môi trường cảu dự án có đầy đủ chưa, đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hay chưa?
Thẩm định về khả năng thực hiện dự án đầu tư Phương thức quản lý thực hiện dự án
Xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành của chủ đàu tư thự dự án. Đánh giá sự hiểu biết, kinh nghiệm của khách hàng đối với việc tiếp cận, điều hành, làm chủ công nghệ, thiết bị mới của dự án
Xem xét năng lực, uy tín của cấc nhà thầu
Khả năng ứng xử của khách hàng khi thị trường dự kiến bị mất Đánh giá về nguồn nhân lực của dự án…
Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn
Tổng vốn đầu tư của dự án: thẩm dịnh tổng vốn đầu tư của dự án rất quan trọng để tránh việc khi thực hiện vốn đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá lớn so với dự kiến ban đầu, dẫn đến việc không cân đối với nguồn, ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án. Xác định tổng vốn đầu tư sát thực với thực tế sẽ là cơ sở để tính toán hiệu quả tài chính và đánh giá khả năng trả nợ của dự án.
Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án: cán bộ tín dụng cần xem xét, đánh giá về tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn cho từng giai đoạn như thế nào, có hợp lý hay không. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trong từng giai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ thi công. Ngoài ra cần phải xem xét tỷ lệ của từng nguồn vốn tham gia trong từng giai đoạn có hợp lý hay không.
Nguồn vốn đầu tư: cán bộ thẩm định rà soát lại từng nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham gia của từng loại vốn…
Phân tích tài chính, thẩm định hiệu quả kinh tế, tài chính và khả năng
hoàn vốn của dự án đầu tư
Xác định các căn cứ tính toán hiệu quả kinh tế của dự án: Tất cả những phân tích, đánh giá thực hiện ở trên nhằm mục đích hỗ trợ cho phần tính toán, đánh giá hiệu quả về mặt tài chinh và khả năng trả nợ của dự án đầu tư. Việc xác định hiệu quả tài chính dự án có chính xác hay không tuỳ thuộc rất nhiều vào việc đánh giá và đưa ra các giả định ban đầu. Từ kết quả phân tích ở trên sẽ lượng hoá thánh những giả định và đưa ra các giả định để phục vụ cho quá trình tính toán cụ thể.
Tính toán hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án: Quá trình tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư được chia thành 6 bước chính sau:
- Bước 1: Xác định mô hình đầu vào, đầu ra của dự án
- Bước 2: Phân tích để tìm dữ liệu phù hợp
- Bước 3: Lập bảng thông số cho trường hợp cơ sở
- Bước 4: Lập các bảng tính trung gian
- Bước 5: Lập báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và tính toán khả năng trả nợ của dự án
- Bước 6: Lập bảng cân đối kế hoạch
Trong quá trình đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án, có hai nhóm chỉ tiêu chính cần thiết phải đề cập, tính toán cụ thể, gồm có:
- Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của dự án: NPV, IRR, ROE, thòi gian hoàn vốn
- Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ: nguồn trả nợ hàng năm, thời gian hoàn trả vốn vay…
Hiệu quả của dự án về các mặt môi trường, xã hội: Tuỳ theo đặc điểm và yêu cầu cụ thể của từng dự án, cần đánh giá hiệu quả về các tiêu chí khác như: khả năng tái tạo ngoại tệ, khả năng tạo công ăn việc làm, khả năng đổi mới công nghệ…
Phân tích rủi ro của dự án, các biện pháp giảm thiểu, phòng ngừa rủi ro Ví dụ về trường hợp thẩm định hiệu quả dự án đầu tư : “ Dự án cải tạo, mở rộng nâng công suất nhà máy xi măng Cao Bằng lên 127.500 tấn/ năm ” của công ty cổ phần xi măng – xây dựng Cao Bằng.
Sau khi nhận được dự án đầu tư do công ty lập và gửi đến ngân hàng, CBTD đã tiến hành thu thập thông tin từ các cơ quan nhà nước như : sở kế hoạch đầu tư, sở xây dựng, sở tài nguyên môi trường, UBND tỉnh, các bản báo giá thiết bị kỹ thuật các nhà thầu, các văn bản hợp đồng thoả thuận về nguồn cung cấp nguyên vật liệu...CBTD BIDV Cao Bằng đã tiến hành đánh giá dự án trên các phương diện sau :
- Đánh giá thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm đầu ra : ngân hàng đánh giá sản phẩm cuar dự án là xi măng PCB30 đã có chỗ đứng trên thị trường địa bàn tỉnh, đạt tiêu chuẩn chất lượng. Với vị trí địa lý thuận lợi gần trục đường giao thông đi lại các huyện, thị xã. Có mạng lưới tiêu thụ là các đại lý ở khắp các huyện và thị xã trên địa bàn tỉnh nên khả năng tiêu thụ sản phẩm sẽ tăng, sản lượng tiêu thụ có thể hết
hoặc xấp xỉ sản lượng theo công suất thiết kế. Qua đó ngân hàng nhận thấy được hiệu quả về mặt thị trường của dự án là cơ sở để ngân hàng đánh giá lựa chọn thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu cho dự án.
Đánh giá nguồn nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án : ngoài nguồn nhiên liệu mà nhà máy có thể tự cung cấp được thì nhà máy cũng cần nhập một lượng lớn nguyên vật liệu ở một số nơi như than cám Quảng Ninh, Clanhker,...Công ty đã ký kết các hợp đồng dài hạn về cung cấp nguyên vật liệu với công ty than Quảng Ninh. Các nguyên liệu khác thì công ty lấy từ nguồn cung cấp hiện tại cho nhà máy. Điều này cho thấy về công tác chuẩn bị nguyên vật liệu của nhà máy là tốt, đảm bảo dự án hoạt động liên tục.
- Đánh giá về máy móc thiết bị của dự án : căn cứ công suất của dự án, CBTD tiến hành đánh giá kiểm tra về thông số kỹ thuật, tính đồng bộ của hệ thống máy móc, giá cả từng loại máy móc, kiểm tra định kỳ tiến độ thực hiện các hạng mục theo kế hoạch thực hiện của dự án, giả ngân theo từng hạng mục hoàn thành. Qua đó đảm bảo được mục đích sử dụng vốn vay, kiểm tra tiến độ thực hiện của dự án.
- Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án : Trên cơ sở dự án đã nhận được ngân hàng tiến hành thẩm định lại tính hợp lý của các khoản mục chi phí, doanh thu, lợi nhuận dự kiến của dự án. Từ đó tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án : NPV, IRR, thời gian hoàn vốn, doanh thu hoà vốn,...các chỉ tiêu này hiệu quả là cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án, là cơ sở để ngân hàng tiếp tục thẩm định các nguồn trả nợ dự kiến của dự án từ : quỹ khấu hao, lợi nhuận sau thuế.
- Đánh giá về nguồn nhân lực của dự án : CBTD xem xét kế hoạch tuyển dụng nhân công mới, cách thức tổ chức phân công, tổ chức đào tạo công nhân mới của nhà máy. Tất cả phải đảm bảo ở mức hợp lý và hiệu quả cao.
- Phân tích về độ nhạy của dự án : đánh giá về hiệu quả kinh tế bằng việc dự kiến trong dự án có những yếu tố thay đổi theo chiều hướng xấu như: chi phí dự án tăng, giá bán giảm, vốn đầu tư giảm, từ đó tính toán lại các chỉ tiêu hiệu quả : NPV, IRR, thời gian hoàn vốn nhằm thấy được tính an toàn cà hiệu quả của dự án.
- Phân tích rủi ro của dự án : ngân hàng đưa ra những nhận định về những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thi công dự án hay trong quá trình dự án đi vào hoạt động vận hành, khai thác. Những rủi ro mà ngân hàng dự trù bao gồm hai loại rủi ro chính : rủi ro thị trường và rủi ro kỹ thuật vận hành. Phân tích từng loại rủi ro ảnh hưởng như thế nào đến hiệu của dự án, những thiệt hại có thể xẩy ra. Ngân hàng cần
phải kiểm tra việc mua bảo hiểm nhằm đảm bảo an toàn cho nhà máy khi có sự cố xảy ra.
Tóm lại, trong quá trình thẩm định dự án đầu tư của doanh nghiệp, ngân hàng đã có rất nhiều những phân tích và đánh giá một cách khá đầy đủ và có khoa học.