Đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng đối với DNV&N tại BIDV Cao Bằng

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cao Bằng - Thực trạng và giải pháp (Trang 63 - 70)

C Kết quả hoạt động kinh doanh

4. Đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng đối với DNV&N tại BIDV Cao Bằng

Mặc dù địa bàn hoạt động là một tỉnh miền núi nghèo, cơ sở hạ tầng còn hạn chế, ngân hàng cũng gặp phải khó khăn trong thu thập thông tin để phân tích đánh giá các doanh nghiệp vay vốn nhưng có thể thấy chất lượng tín dụng nói chung và c ủa DNV&N nói riêng đều rất tôt. Cụ thể được thể hiện qua các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sau :

Theo thống kê của Sở kế hoạch - Đầu tư tỉnh Cao Bằng thì hiện nay toàn tỉnh Cao Bằng có khoảng 427 doanh nghiệp và 154 hợp tác xã. Trong đó đại bộ phận là các DNV&N chiếm tới 98% số lượng các doanh nghiệp toàn tỉnh. Với chính sách khách hàng là “Thỏa mãn mọi nhu cầu tài chính của DNV&N”, trong 5 năm gần đây tại BIDV Cao Bằng dư nợ tín dụng chủ yếu là tập trung vào đối tượng khách hàng là DNV&N chiếm khoảng 80% tổng dư nợ của ngân hàng. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 4 : Dư nợ đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

(Đơn vị : Tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Doanh số % Doanh số % Doanh số %

Theo thời gian

Ngắn hạn 136.26 33.48 340.515 37.11 650.8 64.58

Tổng dư nợ 724.46 100 917.415 100 1007.76 100 Theo thành phần kinh tế

Quốc doanh 100 13.8 120 13.08 131 12.09

Ngoài quốc doanh 624.46 86.2 797.415 86.92 876.76 87.01 Theo ngành

Kinh doanh thương mại, dịch

vụ, xuất nhập khẩu 232.9 32.15 303.48 33.08 354.82 35.21

Xây dựng 197.34 27.24 252.56 27.53 265.75 26.37

Ngành sửa chữa

động cơ, xe máy 81.65 11.27 86.05 9.38 109.24 10.84

Kinh doanh tài sản,

nhà hàng, khách sạn 98.81 13.64 118.07 12.87 102.086 10.13 Khai thác khoáng sản 113.74 15.7 158.89 17.32 175.85 17.45

Theo thời gian (2007) 64.58 35.42 Ngắn hạn Trung dài hạn Theo thành phần kinh tế (2007) 12.09 87.01

Quốc doanh Ngoài quốc doanh

Theo ngành (2007) 35.21 26.37 10.84 10.13 17.45

Ngành kinh doanh thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu

Ngành xây dựng Ngành sửa chữa động cơ, xe máy

Ngành kinh doanh tài sản, nhà hàng, khách sạn

Ngành khai thác khoáng sản

Biểu đồ 1 .Dư nợ đối với DNV&N

Ta thấy dư nợ cho vay của các DNV&N trong 3 năm qua ngày càng tăng, năm 2006 tăng 26.63% so với năm 2005, đến năm 2007 dư nợ đạt 1007.76 tỷ đồng, tăng 9.85% so với năm 2006, tăng 39.1% so với năm 2005. Dư nợ cho vay đối với các DNV&N tập trung chủ yếu và các ngành chính : khai thác khoáng sản, xây dựng, thương mại, dịch vụ, tiêu dùng. Trong đó chủ yếu cho vay các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại chiếm tỷ trọng lớn nhất trên 30% trong tổng dư nợ cho vay đối với các DNV&N. Tiếp sau đó là cho vay các ngành đầu tư phát triển sản xuất vật liệu xây dựng cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng

dư nợ. Việc gia tăng dư nợ tín dụng đối với các doanh nghiệp này phù hợp với mục tiêu của ngân hàng là tập trung vào các DNV&N hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, xây dựng.

Trước năm 2007 dư nợ tín dụng trung và dài hạn chiếm ưu thế (hơn 60%), đây là bất lợi đối với ngân hàng vì đối tượng khách hàng chủ yếu là các DNV&N và siêu nhỏ, có tốc độ luân chuyển vốn nhanh nên nhu cầu của họ thường vay ngắn hạn để bổ sung nguồn vốn lưu động, hơn nữa khi cho vay ngắn hạn thì tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng cũng tăng, từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng vốn, tăng lợi nhuận và làm giảm rủi ro cho ngân hàng. Trên cơ sở này, đến năm 2007 ngân hàng đã tăng dư nợ ngắn hạn đạt trên 60% tổng dư nợ.

Bảng 4 : Dư nợ đối với các DNV&N trong tổng dư nợ

(Đơn vị : tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007

Tổng dư nợ 723.5 890 1073 1171.8

Dư nợ đối với DNV&N 564.33 724.46 917.41 1007.76

Tỷ trọng 78% 81.40% 85.50% 86% 723.5 564.33 890 724.46 1073 917.41 1171.8 1007.76 0 200 400 600 800 1000 1200 Tỷ đồng 2004 2005 2006 2007 Năm Tổng dư nợ

Dư nợ đối với DNV&N

Tỷ trọng cho vay DNV&N trong tổng dư nợ trong 3 năm qua đều chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của tỉnh, trung bình khoảng 80% và dư nợ này liên tục tăng qua từng năm. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã có những chính sách nới lỏng tín dụng trong cho vay đối với các DNV&N nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thành phần này cũng như tăng cường mở rộng thị trường tín dụng, tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Đây là điều rất tốt nếu như việc nới lỏng chính sách tín dụng mà không làm tăng tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tại ngân hàng.

Bảng 5 : Tình hình nợ quá hạn của DNV&N

(Đơn vị : Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Nợ quá hạn bình quân 1.07 3.18 2.77 3.32

Nợ quá hạn 2.6 9.54 7.54 9.8

Nợ quá hạn của DNV&N 2.2 9 7.2 9.2

Tỷ trọng ( % ) nợ quá hạn DNV&N / nợ quá hạn toàn chi nhánh

84.62 94.34 95.49 93.8

( Nguồn : báo cáo hoạt động kinh doanh 2006,2007 của BIDV Cao Bằng )

2.62.2 9.54 9.54 9 7.547.2 9.8 9.2 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tỷ đồng 2004 2005 2006 2007 Năm Nợ quá hạn

Nợ quá hạn của DNV&N

Biểu đồ 3 . Tỷ trọng nợ quá hạn đối với DNV&N trong nợ quá hạn toàn chi nhánh

B ảng 7 : Tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Tỷ lệ NQH/ Tổng dư nợ (%) 1.07 0.7 0.84

Tỷ lệ NQH DNV&N/Tổng dư nợ DNV&N (%) 1.24 0.76 0.92

Qua bảng số liệu trên ta thấy nợ quá hạn của ngân hàng chủ yếu là do nợ quá hạn của các khoản vay đối với DNV&N ( chiếm trên 90% nợ quá hạn ), nó có xu hướng gia tăng cùng với việc gia tăng dư nợ đối với thành phần kinh tế này. Nợ quá hạn năm 2006 là 7.54 tỷ đồng thì nợ quá hạn của DNV&N là 7.2 tỷ đồng, chiếm 95.49% và năm 2007 con số này là 93.8%.Chất lượng cho vay đối với các DNV&N quyết định tới chất lượng tín dụng chung của toàn ngân hàng. Việc ngân hàng mở rộng cho vay đối với các DNV&N cần phải đi đôi với việc nâng cao chất lượng khoản vay, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ phải đạt ở mức độ hợp lý. Năm 2006 tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của BIDV Cao Bằng là 0.78%, và năm 2007 là 0.84% thấp hơn so với toàn ngành. Vì vậy chính sách mở rộng tín dụng hiện nay của BIDV Cao Bằng là đúng đắn. Có được kết quả như vậy là do Ngân hàng đã đề ra được phương hướng mở rộng cho vay DNV&N một cách kịp thời và đúng đắn, việc mở rộng cho vay đối tượng DNV&N sẽ giúp Ngân hàng phân tán rủi ro. Hơn nữa phải kể tới chất lượng thẩm định tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này cũng được ngày càng được nâng cao.

Chỉ tiêu doanh số thu nợ : doanh số thu nợ hạch toán ngoại bảng đạt 12 tỷ VNĐ trong đó thu nợ chỉ định đạt 1.53 tỷ VNĐ, hoàn thành 100% kế hoạch được giao. Như vậy có thể thấy công tác thu hồi vốn của ngân hàng đạt yêu cầu và đảm bảo thu nợ ở mức cao nhất, giảm tổn thất cho ngân hàng.

Ngân hàng đã và đang rất chú trọng tới công tác thẩm định tín dụng và các biện pháp để nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng. Với quan điểm chỉ đạo: Mở rộng tín dụng phải gắn liền với an toàn trong cho vay, vì vậy công tác thẩm định tín dụng càng được quan tâm hơn nữa. Ngay từ khâu tiếp thị, BIDV Cao Bằng đưa ra yêu cầu chỉ tiếp thị những DNV&N có hoạt động tốt, có uy tín. Xây dựng các sản phẩm cho vay có độ rủi ro thấp, và có biện pháp phòng ngừa rủi ro cho mỗi sản phẩm, đồng thời xây dựng một quy trình cho vay, quy trình thẩm định chi tiết cho từng loại hình cho vay cụ thể. Nhưng chính vì yêu cầu này có thể làm hạn chế số lượng khách hàng là những DNV&N đến với ngân hàng.

Khó khăn chủ yếu mà Ngân hàng gặp phải trong công tác thẩm định tín dụng đối với DNV&N là việc lập các báo cáo tài chính còn thiếu chính xác, xác đinh dòng tiền trả nợ khó khăn, vấn đề quản lý doanh thu của DNV&N còn khó. Đặc biệt do DNV&N có tài sản nhỏ, lại nằm rải rác nên việc lập, thẩm định tài sản đảm bảo còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Ngân hàng đã hình thành một cơ cấu tổ chức để nâng cao chất lượng công tác thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng hiệu quả là Ban thẩm định (Về sau đổi thành Phòng thẩm định và Quản lý tín dụng), có vai trò độc lập thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, có chức năng giúp việc cho Tổng giám đốc về việc quản lý tín dụng trong toàn hệ thống BIDV Cao Bằng.

Từ khi Phòng quản lý tín dụng ra đời, cùng với Phòng Tín dụng chất lượng tín dụng, chất lượng công tác thẩm định tín dụng đã được nâng lên, đặc biệt là các khoản vay đối với DNV&N đã được đảm bảo các vấn đề như: các điều kiện pháp lý được đảm bảo, khách quan trong đánh giá tình hình hoạt động, báo cáo tài chính của khách hàng một cách chính xác và đầy đủ. Mặc dù vậy, vẫn chưa có một chính sách tín dụng và quy trình thẩm định riêng đối với loại hình DNV&N. Vì vậy chất lượng công tác thẩm định tín dụng của Ngân hàng còn chưa cao.

Ngân hàng cũng đã xác định phương hướng mở rộng cho vay DNV&N : xác định thị trường mục tiêu, cách thức tiếp cận DNV&N, đa dạng hoá các sản phẩm cung ứng cũng như phương thức cho vay đối với đối tượng khách hàng này. Chính vì vậy mà chất lượng thẩm định tín dụng DNV&N lại càng được quan tâm hơn nữa để đảm bảo mở rộng tín dụng đồng thời chất lượng tín dụng vẫn phải đựơc duy trì và nâng cao hơn nữa.

Nội dung, quy trình thẩm định dự án ở Chi nhánh được tiến hành theo đúng văn bản hướng dẫn trong hệ thống và chi nhánh, khá rõ ràng, cụ thể và dể hiểu.

Thời gian thẩm định cũng đã được rút ngắn đáp ứng kịp thời nhu cầu của các doanh nghiệp, giảm chi phí và thời gian (Theo quy định của NHNN Việt Nam thời gian thẩm định đối với cho vay ngắn hạn là không quá 10 ngày, đối với cho vay trung và dài hạn là không quá 30 ngày làm việc).

Nhìn chung các cán bộ thẩm định đã ứng dụng các phần mềm và các thông tin để tính toán các chỉ tiêu một cách nhanh chóng, đảm bảo chính xác làm hài lòng các khách hàng đến vay. Điều này đã nâng cao thêm uy tín của Ngân hàng, thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với ngân hàng.

Ngân hàng cũng đã cố gắng hoàn thiện phương pháp thẩm định. Việc lựa chọn phương pháp thẩm định ngày càng phù hợp hơn đối với từng dự án. Mặt khác phương pháp tính toán các chỉ tiêu là đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với trình độ và điều kiện quản lý, đáp ứng được những yêu cầu cơ bản trong công tác thẩm định.

Nguồn thông tin để cung cấp cho việc thẩm định ngày càng được nâng cao. Các cán bộ không những xuống tận cơ sở để khảo sát thực tế mà còn thu thập qua các đối tác kinh doanh, các cơ quan liên quan như cơ quan thuế, cục thống kê… Điều này cũng góp phần rất lớn trong công tác thẩm định, hạn chế việc cho vay đối với những dự án xấu, giảm rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Có được những kết quả như vậy là nhờ sự quan tâm của Ban lãnh đạo đối với hoạt động kinh doanh của Chi nhánh nói chung và công tác thẩm định nói riêng. BIDV Cao Bằng đã chú ý nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ thẩm định, phân công giao dự án phù hợp với trình độ năng lực của từng người; thực hiện tốt việc phân cấp thẩm định. Bên cạnh đó là sự nỗ lực của các cán bộ, cố gắng học hỏi nâng cao trình độ, hoàn thành công việc, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cao Bằng - Thực trạng và giải pháp (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w