Thẩm định phương án SXKD, Thẩm định khoản vay và khả năng trả nợ

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cao Bằng - Thực trạng và giải pháp (Trang 53 - 55)

C Kết quả hoạt động kinh doanh

3.3 Thẩm định phương án SXKD, Thẩm định khoản vay và khả năng trả nợ

(áp dụng trong tín dụng ngắn hạn, cho vay vốn lưu động)

Phân tích tính khả thi của phưong án, kế hoạch SXKD

- Kiểm tra các yếu tố đầu vào, đầu ra của phương án kinh doanh

- Khả năng, kinh nghiệm thực hiện phương án kinh doanh của khách hàng

- Các yếu tố liên quan đến thị trường, cạnh tranh…

- Các yếu tố có thể ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện phương án kinh doanh của khách hàng

Áp dụng với các đơn vị vay vốn có uy tín, nhu cầu vay vốn lưu động thường xuyên, liên tục, khó quản lý tiền vay theo từng món vay, hoạt động trong các ngành nghề: xây lắp, sản xuất công nghiệp, vận tải…

Căn cứ để xác định Nhu cầu Vốn lưu động bình quân:

- Kế hoạch SXKD quý, năm của khách hàng - Báo cáo tài chính

- Kế hoạch dư nợ các tổ chức tín dụng

- Lãi dự tính, kế hoạch khấu hao, thuế suất VAT…

Tính toán hiệu quả kinh tế của phương án, kế hoạch SXKD

Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối của doanh nghiệp đối với từng loại sản phẩm

Nguyên vật liệu đầu vào xu hướng phát triển đối với nguyên vật liệu chính trong tương lai

Xác định giá cả trong phương án kinh doanh hợp lý, đảm bảo phù hợp với giá cả thị trường hiện tại và trong tương lai đối với từng loại sản phẩm

Xác định chi phí cần thiết để sản xuất ra sản phẩm

Lập bảng tính doanh thu, chi phí, lợi nhuận của phương án kinh doanh Xác định hiệu quả của phương án kinh doanh

Phân tích khả năng vay trả, nguồn trả, hạn trả

Trên cơ sở phân tích tính khả thi và hiệu qủa kinh tế của phương án vay vốn, xác định các nguồn thu từ phương án kinh doanh, từ doanh nghiệp để hoàn trả nợ vay cho ngân hàng

Phân tích các nguồn dự phòng

Trên cơ sở vòng quay vốn của doanh nghiệp, khả năng thu hồi vốn của khoản vay, phương án, kế hoạch SXKD để xác định thời hạn trả nợ cho phù hợp

Với nội dung thẩm định này, CBTD đã tiến hành phân tích, đánh giá một cách chi tiết và cụ thể về phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó tính toán hiệu quả của phương án, xác định chính xác nhu cầu vốn vay của doanh nghiệp cũng như phân tích nguồn trả nợ, hạn trả nợ.

Tuy nhiên, CBTD cũng gặp nhiều khó khăn, rủi ro trong nội dung thẩm định này. Nguyên nhân đàu tiên xuất phát từ việc lập kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phần lớn các DNV&N gặp khó khăn trong việc lập phương

án sản xuất kinh doanh, điều này xuất phát từ chỗ doanh nghiệp chưa được trang bị những kiến thức cơ bản về tài chính – tín dụng, về quản trị kinh doanh, vì vậy hồ sơ thường thiếu chính xác. Hơn nữa, do khả năng xây dựng dự án, phương án khả thi yếu, khồn ít DNV&N hoạt động kinh doanh dựa trên thương vụ, không có chiến lược phát triển cụ thể nên mức độ rủi ro cao nếu CBTD không nắm vững các quy định của nghiệp vụ, không có kỹ năng phân tích, không có kinh nghiệm.

CBTD cũng gặp khó khăn khi xác định nguồn trả nợ vay ngân hàng của DNV&N, vì DNV&N gặp khó khăn trong việc xác định luồng tiền trả nợ, quản lý doanh thu cũng gặp nhiều trở ngại do yếu kém về quản trị doanh nghiệp.

Nhận xét : Khi đánh giá phương án kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn, ngân hàng thường chú trọng nhiều hơn tới chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của dự án mà đôi khi bỏ qua các phương diện khác của phương án đặc biệt là vấn đề môi trường, công tác phòng chống cháy nổ đang được mọi ban ngành quan tâm.

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cao Bằng - Thực trạng và giải pháp (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w