Những thành công và khó khăn

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cao Bằng - Thực trạng và giải pháp (Trang 70 - 74)

C Kết quả hoạt động kinh doanh

5.Những thành công và khó khăn

5.1 Những thành công

Để đẩy mạnh hoạt động tín dụng phát triển, BIDV Cao Bằng đã không ngừng củng cố và nâng cao nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đặc biệt là đối với khách hàng là DNV&N - đối tượng khách hàng chính hiện nay và trong tương lai. Chính vì vậy trong hơn 10 năm hoạt động của mình BIDV Cao Bằng không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh hoạt động tín dụng phát triển đi lên, giữ vững và mở rộng được thị trường tín dụng trên địa bàn tỉnh.

Những thành công của BIDV Cao Bằng trong việc nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng là DNV&N tại ngân hàng thể hiện ở chất lượng của hoạt động tín dụng của đối tượng này luôn luôn đạt ở mức cao, chỉ tiêu dư nợ cho vay tăng qua các năm, tỷ lệ nợ quá hạn luôn ở dưới mứckế hoạch. Trong công tác thẩm định doanh nghiệp vay vốn, BIDV Cao Bằng đã có sự tổ chức hợp lý, phân công về mặt nhiệm vụ và trách nhiệm rõ ràng đối với từng cán bộ tín dụng. Điều này không những thuận lợi CBTD khi thực hiện công tác thẩm định mà thuận lợi đối với cả doanh nghiệp vay vốn. Hơn nữa, ngân hàng có đội ngũ CBTD trẻ, nhiệt tình, tận tâm trong công việc, bằng kiến thức và sự nhiệt tình của mình, họ đã giúp doanh nghiệp

thoả mãn được yêu cầu vay vốn sản suất kinh doanh, khiến cho các doanh nghiệp rất hài lòng và luôn tin tưởng khi lựa chọn ngân hàng.

Thành công trong công tác thẩm định khách hàng là các DNV&N còn được thể hiện ở thời gian hoàn thành công việc thẩm định tín dụng kể từ khi nhân được bộ hồ sơ vay vốn cho đến khi ký kết hợp đồng tín dụng, đã được các CBTD thực hiện đúng theo thời hạn đã đề ra của chi nhánh đối với từng loại nghiệp vụ. Nó giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được thời cơ và đảm bảo thực hiện tốt hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, qua đó tạo lòng tin của các doanh nghiệp đối với ngân hàng. Điều này thực hiện được là do có sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của ban lãnh đạo ngân hàng và sự cố gắng của cán bộ công nhân viên ngân hàng.

Những ứng dụng khoa học công nghệ - kỹ thuật đã giúp ngân hàng một mặt nâng cao được chất lượng thẩm định khách hàng, mặt khác giúp ngân hàng tiết kiệm được thời gian cho công tác thẩm định, và về lâu dài nó cũng tiết kiệm chi phí trong công tác thẩm định. Hiện nay mỗi CBTD tại ngân hàng đều được trang bị máy vi tính có kết nối mạng nội bộ, ứng dụng các phần mềm quản lý dữ liệu thông tin khách hàng vay vốn, các file lưu trữ, phần mềm thẩm định dự án sản xất kinh doanh, giúp cho ngân hàng rất nhiều trong công tác phân tích đánh giá khách hàng.

5.2 Những khó khăn và hạn chế

BIDV Cao Bằng là một đơn vị hoạt động trên địa bàn tỉnh miền núi còn rất nhiều khó khăn về kinh tế, xã hội vì thế công tác thu thập thông tin, hay quản lý việc giải ngân hết sức khó khăn. Hơn nữa một số DNV&N trên địa bàn tỉnh còn hoạt động không hiệu quả, cách thức quản lý còn kém...Chính vì vậy trong hoạt động thẩm định tín dụng còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế do nhiều nguyên nhân. Khi xem xét, phân tích thực trạng ngân hàng ở trên, ta nhận thấy còn có những khó khăn và hạn chế cần sớm khắc phục sau :

- Từ phía ngân hàng

Phương tiện đi đến các doanh nghiệp để thẩm định còn nhiều khó khăn. Toàn tỉnh chỉ có duy nhất một chi nhánh, trong khi các ngân hàng khác trên cùng địa bàn đã xây dựng chi nhánh, phòng giao dịch ở các khu trung tâm, các huyện, khu cửa khẩu...thuận lợi cho công tác thu thập thông tin. Đối với khách hàng có quan hệ rộng ở các nơi làm tăng chi phí đi lại, thời gian thẩm định bị ảnh hưởng và gây khó khăn trong việc thu thập thông tin khách hàng. Thêm và đó ngân hàng cũng chưa có các

thiết bị để cập nhật các dữ liệu từ trung tâm thông tin tín dụng, trung tâm phòng ngừa rủi ro,..

- Từ phía doanh nghiệp

Một số doanh nghiệp hoạt động không thực sự hiệu quả nên trong dư nợ cho vay doanh nghiệp vẫn còn tồn tại nợ quá hạn, trong đó nợ xấu vẫn chiếm tỷ trọng khá cao.

Sự bảo mật thông tin của doanh nghiệp cũng là nguyên nhân gây khó khăn trở ngại cho hoạt động thẩm định tín dụng. Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đều có những thông tin bí mật mang tính cạnh tranh với các doanh nghiệp khác hoặc các thông tin về cách thức làm ăn riêng của doanh nghiệpvì vậy các doanh nghiệp thường không muốn tiết lộ rộng rãi. Trên đại bàn tỉnh, vẫn có một số doanh nghiệp không hoạt động thực sự hiệu quả, có công tác quản lý sổ sách kế toán là không khoa học, không tuân thủ những tiêu chuẩn đã đề ra khiến cho công tác thu thập thông tin của ngân hàng hết sức khó khăn, phức tạp, dẫn đến việc chậm chễ trong việc hoàn thành công tác thẩm định.

- Từ phía cơ chế chính sách nhà nước

Những quyết định và văn bản hướng dẫn về công tác phân tích đánh giá khách hàng trong hoạt động tín dụng là tương đối đầy đử, nhưng việc áp dụng vào thực tế tại ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra còn nhiều những quy định của nhà nước đối với các doanh nghiệp dặc biệt là đối với các DNV&N còn chưa được đầy đử, chẳng hạn như những quy định về chế độ kiểm toán bắt buộc, về thống nhất chuẩn mực kế toán doanh nghiệp...chưa được các doanh nghiệp thực hiện một cách nghiêm túc đã gây khó khăn cho công tác thẩm định của ngân hàng.

5.3 Nguyên nhân

Thứ nhất, do cơ chế quản lý hoạt động tín dụng ngân hàng

Cơ chế quản lý hoạt động tín dụng được BIDV Cao Bằng thực hiện theo cơ cấu tổ chức của ngân hàng. Tuy nhiên cơ chế này vẫn còn có một số điểm chưa phù hợp nên chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng chưa thực sự hoàn thiện.Còn những bất cập trong cơ chế quản lý như sau :

- Ngân hàng chưa có sự phân công chuyên môn trong lĩnh vực thẩm định khách hàng. Các CBTD phải thực hiện quy trình cho vay đối với mọi chủ thể từ cá nhân đến doanh nghiệp. Bên cạnh đó không có sự phân biệt về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.

- Quản lý hoạt động thẩm định tín dụng đối với từng món vay trong giai đoạn phát triển của ngân hàng là khó khăn đối với đội ngũ lãnh đạo ngân hàng. Hơn nữa cơ chế quản lý tín dụng của ngân hàng hiện tại là bộ phận làm công tác tín dụng trực tiếp thực hiện công tác quản lý này dưới sự chỉ đạo của Ban Giám Đốc mà chưa có sự phân công bộ phận có chức năng quản lý riêng.

Thứ hai, Ngân hàng thiếu sự giám sát chặt chẽ trong hoạt động thẩm định tín dụng doanh nghiệp

Mặc dù ngân hàng đã có bộ phận kiểm soát nội bộ nhưng số lượng cán bộ còn mỏng, thiếu những cán bộ giỏi giàu kinh nghiệm trong khi sự phát triển về hoạt động tín dụng tại ngân hàng đang ngày càng mạnh mẽ. Công tác kiểm soát vẫn chưa phát huy được hết vai trò của mình, vì thế việc thực hiện kiểm tra sau của công tác này trở nên quá tải và không được chặt chẽ.

Chương III

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cao Bằng - Thực trạng và giải pháp (Trang 70 - 74)