Thực trạng chất lượng thẩm định tín dụng đối với DNV&N tại BIDV Cao Bằng

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cao Bằng - Thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 41)

Dư nợ cho vay đối với nền kinh tế trong 3 năm qua liên tục tăng trưởng, năm 2005 tổng dư nợ cho vay trên toàn địa bàn là 890 tỷ đồng, thì đến năm 2006 con số này đã là 1073 tỷ đồng tăng 22% so với năm 2005 và đến năm 2007 là 1212.38 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2006, tăng 36% so với năm 2005. Nhưng số lượng nợ quá hạn vẫn ở mức cao, năm 2005 là 9.54 tỷ đồng chiếm 1.07% tổng dư nợ. Đến năm 2007 tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ đã giảm chiếm 0.84% tổng dư nợ nhưng vẫn ở mức cao với 9.8 tỷ đồng, ngân hàng cần điều chỉnh ở mức hợp lý trong thời gian tới.

II. Thực trạng chất lượng thẩm định tín dụng đối với DNV&N tại BIDV Cao Bằng Cao Bằng

1. Quá trình thu thập thông tin phục vụ hoạt động thẩm định tín dụng đối với khách hàng là DNV&N tại BIDV Cao Bằng. với khách hàng là DNV&N tại BIDV Cao Bằng.

DCV&N có nhu cầu vay vốn BIDV Cao Bằng sẽ gửi cho ngân hàng bộ hồ sơ vay vốn bao gồm : Hồ sơ pháp lý, hồ sơ khoản vay, hồ sơ về phương án, dự án sản xuất, hồ sơ bảo đảm tiền vay. Cán bộ tín dụng sẽ kiểm tra tính đầy đủ, chính xác và phù hợp theo quy định của ngân hàng tùy thuộc vào từng loại hình DNV&N mà có yêu cầu về các giấy tờ trong bộ hồ sơ khác nhau. Đối với doanh nghiệp mới có quan hệ lần đầu với ngân hàng thì thông tin trong bộ hồ sơ là các thông tin để làm cơ sở đánh giá doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp dã có quan hệ tín dụng với BIDV Cao Bằng, cán bộ tín dụng có thể thu thập thông tin lưu trữ tại phòng quản lý nguồn vốn,

phòng kế toán về số dư tài khoản, lãi suất món vay trước, tình hình tài chính trước đây. Với những doanh nghiệp này thì chỉ bổ sung thêm hồ sơ về khoản vay, hồ sơ dự án, phương án…để ngân hàng xác định nhu cầu cần tài trợ vốn, còn hồ sơ pháp lý và những giấy tờ mang tính chất chung khác thì không nhất thiết phải nộp lại cho ngân hàng. Những thông tin về doanh nghiệp lưu trữ tại ngân hàng là những thông tin có tính chất bổ sung trong quá trình thẩm định doanh nghiệp của CBTD.

Ngoài ra, CBTD còn trực tiếp đến doanh nghiệp để thu thập thêm thông tin phục vụ cho công tác thẩm định. Tại doanh nghiệp, CBTD có sơ sở thực tế để đánh giá cơ sở vật chất của doanh nghiệp, nhà xưởng, kho bãi, máy móc, thiết bị, điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, điều kiện làm việc của công nhân và tổ chức quản lý của doanh nghiệp, kiểm tra thực tế hàng tồn kho, công tác sổ sách…Trong quá trình thẩm định thực tế tại doanh nghiệp, CBTD phỏng vấn công nhân viên của doanh nghiệp về điều kiện làm việc của họ, cách thức quản lý của chủ doanh nghiệp, mức thu nhập , tình hình sản xuất…để kiểm định, bổ sung những thông tin doanh nghiệp đã cung cấp. CBTD cũng có thể yêu cầu chủ doanh nghiểptình bày về những số liệu xem xét có phù hợp với thực tế hay không? Từ đó bổ sung thêm thông tin về tinhg hình sản xuất kinh doanh thực tế tại doanh nghiệp.

Có thể thấy tình hình thu thập thông tin của BIDV Cao Bằng là tương đối đầy đủ và khách quan. CBTD được trực tiếp tìm hiểu và nắm bắt thông tin về doanh nghiệp ngay từ đầu, đây là cơ sở tốt cho việc phân tích và đánh giá doanh nghiệp. Các quy định của ngân hàng về bộ hồ sơ do doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn cung cấp là đơn giản. đầy đủ các thông tin cơ bản và phù hợp với quy chế hiện hành của NHNN.

Tuy nhiên trong công tác thu thập thông tin của ngân hàng vẫn có một số điều bất cập như : để tạo thuận lợi và nhanh chóng cho doanh nghiệp đã từng có mối quan hệ với ngân hàng, CBTD không yêu cầu doanh nghiệp nộp lại hồ sơ pháp lý hoặc những giấy tờ khác đã được ngân hàng lưu trữ. Điều này trái với quy định của NHNN và đôi khi gây cho ngân hàng những rắc rối trong trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi hoặc tạm thu hồi giấy phép kinh doanh mà ngân hàng không biết và vẫn quyết định cho vay, điều này có nghĩa là ngân hàng đã cho vay doanh nghiệp không có đủ năng lực pháp lý ; Hoặc việc tiến hành thẩm định tịa doanh nghiệp cần có một lãnh đạo phòng tín dụng, có thể nhiều khi lãnh đạo phòng bận có thể có những món vay chưa thẩm định ngay mà phải bố trí thời gian phù hợp ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp ; Bên cạnh đó CBTD không có điều kiện tiếp xúc thường xuyên với

những tổ chức chuyên cung cấp thông tin, trung tâm thông tin tín dụng vì thế việc thu thập thông tin của ngân hàng thường không đầy đủ và thiếu khách quan.

Mặt khác, một số CBTD phụ trách dư nợ của nhiều doanh nghiệp nên việc kiểm tra có thể không định kỳ va thường xuyên do đó không nắm bắt hết được mọi tình hình thực hiện phương án, dự án kinh doanh của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp sau khi đã nhận tiền vay về mục đích, tiến độ và những vướng mắc đã xảy ra gây ảnh hưởng tới công tác thu hồi vốn của ngân hàng.

2. Quy trình thẩm định tín dụng đối với DNV&N của BIDV Cao Bằng

Tại BIDV Cao Bằng, thẩm định tín dụng khách hàng là DNV&N trong hoạt động tín dụng do Phòng tín dụng thực hiện. Mỗi cán bộ tín dụng của phòng đề phải đảm nhiệm tất cả các khâu của quy trình tín dụng kể từ lúc khách hàng đến vay vốn cho đến khi thanh lý hợp đồng tín dụng. Do đó họ đều có nhiệm vụ thẩm định và phân tích, đánh giá doanh nghiệp vay vốn.

Khi doanh nghiệp đến vay vốn, CBTD sẽ làm việc với khách hàng theo quy trình sau :

Sơ đồ 1. Quy trình thẩm định tín dụng tại BIDV Cao Bằng

B1: Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

CBTD tiếp thị, giới thiệu sản phẩm

CBTD làm việc với khách hàng, hướng dẫn thủ tục và tiếp nhận hồ sơ vay vốn từ khách hàng

B2: Thẩm định

CBTD tiến hành đánh giá, kiểm tra hồ sơ vay vốn, hồ sơ dự án, thực hiện thẩm định khoản vay, thẩm định dự án đầu tư…để có kết luận và các đề xuất tín dụng.

B3: Trình duyệt hồ sơ vay vốn, phán quyết cho vay

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cao Bằng - Thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w