Nâng cao chất lượng công tác thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cao Bằng - Thực trạng và giải pháp (Trang 76 - 77)

II. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với DNV&N tại BIDV Cao Bằng

1.Nâng cao chất lượng công tác thu thập thông tin

Chất lượng thẩm định tín dụng DNV&N phụ thuộc rất nhiều vào nguồn thông tin mà doanh nghiệp cung cấp cũng như những thông tin mà cán bộ tín dụng thu thập được. Vì vậy tăng cường thu thập đầy đủ thông tin về doanh nghiệp và đa dạng hoá các nguồn cung cấp thông tin là đặc biệt quan trọng.

Ngân hàng không chỉ dựa vào hồ sơ mà khách hàng cung cấp mà cán bộ tín dụng cần tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với khách hàng để thu thập thêm thông tin, kiểm tra tính chính xác của các báo cáo, loại trừ các báo cáo “ma”. Trong quá trình gặp gỡ, tiếp xuc, cán bộ tín dụng cần tạo một bầu không khí thoải mái, đặt những câu hỏi rõ ràng, ngắn gọn khuyến khích khách hàng nói chuyện từ đó khai thác được các thông tin hữu ích như:

- Người lãnh đạo doanh nghiệp có năng động, có tầm nhìn vĩ mô, có kế hoạch tương lai để phòng tránh rủi ro và tận dụng cơ hội hay không?

- Thông qua việc thăm quan nhà xưởng, văn phòng, nói chuyện với giám đốc và người lao động, cán bộ tín dụng sẽ đánh giá việc tổ chức bộ máy điều hành của doanh nghiệp có hợp lý, hiệu quả hay không? Đánh giá dây chuyền thiết bị của doanh nghiệp, điều kiện làm việc của người lao động.

- Đánh giá công tác kế toán của doanh nghiệp có được kiểm soát chặt chẽ hay không? Đánh giá tính trung thực, hợp lý, chính xác của các báo cáo tài chính.

Cán bộ tín dụng cũng cần thu thập thông tin từ bên ngoài để đảm bảo thông tin về doanh nghiệp là chính xác và đáng tin cậy:

- Từ hệ thống thông tin rủi ro của Ngân hàng nhà nước (CIC), từ các ngân hàng khác, công ty tư vấn, công ty kiểm toán đã và đang có quan hệ với doanh nghiệp.

- Từ các bạn hàng, đối tác của doanh nghiệp để có thêm thông tin về sản phẩm, từ những công ty đang có sản phẩm cạnh tranh để thấy được vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.

- Từ sách, báo và các văn bản pháp luật, phương tiện thông tin đại chúng, từ đồng nghiệp để có đánh giá đúng đắn, chính xác về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh gnhiệp và thị trường tiêu thụ cản phẩm do doanh nhgiệp sản xuất.

Cán bộ tín dụng có thể thu thập thông tin về doanh nghiệp từ nhiều nguồn khác nhau, song nguồn thông tin đầy đủ, đáng tin cậy và chính xác nhất được xây dựng trên cơ sở mối quan hệ lâu dài và gắn bó giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Với khách hàng lâu năm, đã có quan hệ tín dụng với ngân hàng thì chi phí và thời gian thu thập xử lý thông tin sẽ nhanh hơn và thông tin về doanh nghiệp sẽ chính xác, đày đủ hơn.

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cao Bằng - Thực trạng và giải pháp (Trang 76 - 77)