Cơ cấu tổ chức của công ty

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp về tổ chức quản lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả SXKD tại Cty Vật liệu nổ công nghiệp (Trang 27 - 32)

II. Xem xét và đánh giá một số nhân tố chủ yếu ảnh hởng tới hiệu quả hoạt động

4.Cơ cấu tổ chức của công ty

4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

27 Hội đồng quản trị Giám Đốc công ty Kế toán N Pgđ C TTR SX àn ệ

4.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể trong công ty

4.2.1. Hội đồng quản trị (HĐQT): Thay mặt chủ sở hữu công ty (Tổng công ty

Than Việt Nam) quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quản lý mọi vấn đề liên quan đến quản lý, quyền lợi của công ty, trừ những trờng hợp vấn đề thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu công ty; chụi trách nhiệm trớc Chủ tịch công ty và pháp luật về sự phát triển của công ty theo mục tiêu, nhiệm vụ mà chủ sở hữu giao.

4.2.2. Giám đốc công ty (GĐ): Là ngời đại diện trớc pháp luật của công ty, chụi

trách nhiệm trớc HĐQT và pháp luật về điều hành hoạt động của công ty - là ngời có quyền hạn cao nhất trong công ty và có trách nhiệm tổ chức thực hiện chiến lợc, kế hoạch, của công ty; trình HĐQT phơng án thành lập, tổ chức lại, giải thể, biên chế bộ máy quản lý, kinh doanh; đề nghị HĐQT về quyết định các vấn đề liên quan tới các chức danh PGĐ và kế toán trởng và có quyền quyết định các chức danh trong phạm vi thẩm quyền của mình.

4.2.3. Các Phó giám đốc và Kế Toán trởng

Hiện nay, công ty có 4 PGĐ và một kế toán trởng phụ trách các mảng sau: - Phó giám đốc phụ trách kinh tế - kỹ thuật (PGĐ KT - KT).

- Phó giám đốc phụ trách kế hoạch và chỉ huy sản xuất (PGĐ KH - CHSX). - Phó giám đốc phụ trách hành chính - an toàn bảo vệ (PGĐ HC - ATBV). - Phó giám đốc phụ trách dịch vụ nổ mìn (PGĐ DVNM).

- Kế toán trởng phụ trách các công tác về thông kê kế toán tài chính.

* Chức năng, nhiệm vụ: Các phó giám đốc và kế toán trởng giúp việc cho Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của công ty mà mình đảm trách và chụi trách nhiệm trớc Giám đốc, và trớc pháp luật về nhiệm vụ đợc phân công, hoặc uỷ quyền thực hiện.

4.2.4. Các phòng ban chức năng

a. Phòng kế hoạch - chỉ huy sản xuất (KH - CHSX): tham mu cho HĐQT và GĐ về các mặt công tác sau: Quản lý và tổ chức công tác kế hoạch toàn công ty và xây dựng kế hoạch cho các đơn vị trực thuộc; công tác thị trờng và công tác hợp đồng trong nớc; công tác điều hành, chỉ huy sản xuất và kinh doanh cung ứng; đảm bảo cân đối về dự trữ và cung ứng VLNCN.

b. Phòng thống kê - tài chính - kế toán (TKTCTK): tham mu, giúp việc cho HĐQT và giám đốc về các mặt công tác kế toán - thống kê; công tác quản lý tài chính toàn công ty; công tác quản lý hệ thống giá trong công ty.

c. Phòng lao động tiền lơng (LĐTL): tham mu cho HĐQT và Giám đốc công ty về xây dựng kế hoạch về lao động, tiền lơng và các chế độ khác đối với ngời lao động; xây dựng và trình duyệt các quy chế về tiền lơng, nội quy lao động; đồng thời hớng dẫn các đơn vị thực hiện.

d. Phòng tổ chức cán bộ (TCCB): tham mu, giúp việc cho HĐQT và Giám đốc công ty về các mặt tổ chức bộ máy quản lý; công tác cán bộ; công tác kỷ luật.

e. Phòng thơng mại (TM): tham mu, giúp việc cho HĐQT và Giám đốc công ty về các mặt nghiên cứu, đề xuất, xây dựng các quy định về hoạt động (xuất nhập khẩu VLNCN, nguyên liệu để sản xuất kinh doanh VLNCN); công tác Marketing ngoài nớc; kinh doanh đa ngành (xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch năm về kinh doanh đa ngành của công ty; hớng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện nhiệm vụ đề ra; thực hiện các hợp đồng kinh tế về kinh doanh đa ngành).

f. Văn phòng (VP): tham mu và giúp việc cho HĐQT và Giám đốc về công tác tổng hợp; công tác quản trị - đời sống; công tác thi đua khen thởng, tuyên truyền giáo dục.

g. Phòng kỹ thuật - công nghệ (KT - CN): tham mu, giúp đỡ HĐQT và Giám đốc về mặt kỹ thuật và công nghệ sản xuất về vật liệu nổ công nghiệp; công tác kỹ thuật khoan, nổ mìn; công tác nghiên cứu khoa học; công tác bảo vệ môi trờng và các công tác kỹ thuật khác.

h. Phòng thiết kế đầu t: tham mu, giúp việc cho HĐQT và Giám đốc công ty về

các mặt quản lý và tổ chức thực hiện công tác đầu t xây dựng, thiết kế công trình xây dựng và khai thác mỏ.

i. Phòng kiểm toán nội bộ - thanh tra (KTNB -TT): tham mu, giúp việc cho HĐQT và Giám đốc về các mặt công tác kiểm toán nội bộ; công tác thanh tra (kiểm tra tính tuân thủ nguyên tắc trong việc chấp hành các chế độ chính sách của nhà nớc, các chỉ thị , nghị quyết của HĐQT, các quy chế hoạt động của công ty; xem xét giải

quyết các đơn th khiếu tố, giám sát việc thực hiện tính dân chủ trong phạm vi trách nhiệm giám đốc giao).

j. Phòng an toàn (AT): tham mu, giúp đỡ HĐQT và Giám đốc các mặt công tác kế hoạch an toàn - bảo hộ lao động; công tác huấn luyện an toàn - bảo hộ lao động; công tác phòng chống ma bão, phòng chống cháy nổ.

k. Phòng bảo vệ: tham mu, giúp đỡ HĐQT và Giám đốc mặt công tác bảo vệ an ninh, chính trị nội; công tác quân sự, giáo dục quốc phòng.

4.2.5. Các đơn vị trực thuộc: Hiện nay, công ty có tất cả 26 đơn vị trực thuộc nh đã

đợc trình bày trên sơ đồ cơ cấu tổ chức, các đơn vị trực thuộc này đợc đóng trên cả 3 miền của đất nớc. Các đơn vị này là những doanh nghiệp có t cách pháp nhân không đầy đủ, hạch toán phụ thuộc, hoạt động theo sự phân cấp, uỷ quyền của công ty; có con dấu riêng theo quy định của pháp luật, đợc ký kết các hợp đồng kinh tế theo sự uỷ quyền của Giám đốc công ty. Các đơn vị phải có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch của đơn vị mình phù hợp với kế hoạch kinh doanh của toàn công ty.

4.3. Đánh giá về cơ cấu tổ chức của công ty

Nhìn vào sơ đồ và chức năng nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể, ta có thể dễ dàng nhận ra rằng mô hình cơ cấu tổ chức của công ty là mô hình hỗn hợp: trực tuyến - chức năng và địa d. Với mô hình trực tuyến - chức năng, thì giám đốc công ty đã đợc sự giúp đỡ, tham mu của các phòng ban chức năng - những quyết định quản lý do các phòng chức năng nghiên cứu, đề xuất nhng quyền quyết định những vấn đề đó thuộc về giám đốc. Vì vậy, cơ cấu này đã giúp công ty phát huy năng lực chuyên môn của các phòng chức năng đồng thời vẫn đảm bảo đợc quyền hạn trực tuyến tuy nhiên với mô hình đã làm cho số lợng phòng ban chức năng trong công ty tăng (ở trung tâm điều hành của công ty có đến 11 phòng ban chức năng) do chuyên môn hoá cao nên dẫn đến khả năng phối hợp giữa các phòng ban gặp nhiều khó khăn (có quá nhiều đầu mối thông tin). Kết hợp với mô hình trực tuyến - chức năng, công ty còn đợc tổ chức theo mô hình địa d, với các đơn vị trực thuộc (là các vệ tinh) đóng ở cả 3 miền của đất nớc, điều này đã giúp công ty tận dụng đợc những nguồn lực ở từng địa bàn, bám sát thị trờng, phục vụ khách hàng kịp thời, giảm rủi ro và chi phí (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong quá trình vận chuyển VLNCN, tuy nhiên dù không muốn thì công ty vẫn gặp nhiều gặp nhiều khó khăn trong việc giám sát, kiểm tra các đơn vị trực thuộc. Có thể thấy rằng mô hình cơ cấu mà công ty lựa chọn là phù hợp với mặt hàng, chiến lợc và phù hợp với quy mô đang mở rộng của công ty song công ty đã phải mất chi phí quản lý rất lớn để nuôi bộ máy quản lý của mình và khả năng phối hợp và kiểm soát của công ty cũng gặp khá nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp về tổ chức quản lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả SXKD tại Cty Vật liệu nổ công nghiệp (Trang 27 - 32)