I. đánh giá chung về cấu trúc tài chính của công ty
3. Quản lý hàng TK để hớng đến cân bằng tài chính trong ngắn hạn
Hàng tồn kho cũng là một bộ phận của vốn lu động và có mối quan hệ thuận với nhu cầu VLĐ ròng. Khi hàng tồn kho giảm sẽ kéo theo nhu cầu VLĐ ròng giảm, từ đó dẫn đến ngân quỹ ròng tăng (VLĐR không thay đổi). Cân bằng tài chính đợc cải thiện. Tuy nhiên, việc giảm hàng tồn kho xuống qua thấp cũng ảnh hởng không tốt đến hiệu quả của công ty, mức dự trữ không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất, làm gián đoạn quá trình SXKD. Vì vậy, cần phải xây dựng một chính sách dự trữ hàng tồn kho vừa hớng đến CBTC trong ngắn hạn, vừa đảm bảo đợc nhu cầu sản xuất của công ty. Tuy nhiên, việc xây dựng một chính sách dự trữ hàng tồn kho phù hợp vẫn luôn là vấn đề rất nang giải, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi qui mô của công ty đang ngày càng mở rộng, một số thị trờng công ty cha có đợc nguồn cung cấp ổn định. Mặc khác, hoạt động tiêu thụ luôn biến đổi không ngừng. Chính điều này đã làm cho chính sách dự trữ gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo đáp ứng đợc nhu cầu sản xuất và tiêu thụ.
Trong những năm qua, hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng không cao trong cơ cấu tài sản của công ty. Điều này cho thấy trong thời gian qua công ty đã có nhiều nổ lực trong việc tìm ra các giải pháp hạn chế dự trữ trong quá trình SXKD. Tuy nhiên, do lĩnh vực hoạt động của công ty là XDCB , thời gian thi công có thể kéo dài trong mọt khoảng thời gian nhất định (>1 năm). Chính đặc điểm này đã làm cho chi phí SXKD dở dang của công ty tơng đối cao (năm 2004 chiếm 94,97% trong tổng hàng tồn kho). Nguyên nhân làm cho chi phí này cao một phần do công tác quản lý
nguyên vật liệu cha đảm bảo cung ứng kịp thời, đặc biệt là các công trình thi công ở các địa bàn xa, làm chậm trễ tiến độ thi công so với kế hoạch đã đề ra. Đứng trớc những khó khăn trên, để có thể cải thiện tình hình dự trữ và cung ứng nguyên vật liệu của công ty trong năm tới, theo em cần thực hiện các biện pháp sau:
−Tìm kiếm và tiếp cận các khu vực thị trờng nguyên vật liệu khác nhau trong cả nớc. Thiết lập mối quan hệ với các nhà cung cấp lớn và ổn định, đồng thời duy trì mối quan hệ bền vững với các nhà cung cấp hiện có nhằm đảm bảo cung ứng kịp thời nhu cầu nguyên vật liệu xây dựng. Từ đó, công ty có thể chủ động hơn trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình.
−Tổ chức quản lý chặt chẽ vật t nhằm tránh hiện tợng mất mát, lãng phí, hao hụt: thực hiện chế độ kiểm nhận nhập kho, xuất kho, đồng thời định kỳ tổ chức kiểm kê nguyên vật liệu tồn kho, đối chiếu giữa số liệu thực tế với số liệu trên sổ sách.
−Ngoài ra, công ty có thể xây dựng kế hoạch hàng tồn kho của năm tới trong mối quan hệ với doanh thu. Cụ thể nh sau:
Gọi t% là tỷ lệ % của hàng tồn kho so với doanh thu. Ta có:
=>
Doanh thu dự toán năm 2005 là 204.397.310.400 đồng => Hàng tồn kho năm 2005 = 15,3% x DT2005
= 15,3 x 204.397.310.400 = 31.272.788.490 đồng Gọi a%, b%, c%, d% lần lợt là tỷ lệ giữa nguyên vật liệu tồn kho, công cụ-dụng cụ tồn kho, chi phí SXKD dở dang và thành phẩm tồn kho với tổng giá trị hàng tồn kho của công ty.
Bảng tỷ lệ từng khoản mục tồn kho của công ty
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Tỷ lệ % bình quân
Hàng tồn kho 36.843.807.000 21.013.236.000 NV,VL tồn kho 1.306.007.000 823.119.000 3,73 CC,DC tồn kho 83.297.000 71.414.000 0,285 Chi phí SXKD dở dang 35.117.977.000 19.957.860.000 95,15 TP tồn kho 336.524.000 160.841.000 0,84 1. a% 3,54 3,92 2. b% 0,23 0,34 3. c% 95,32 94,98 4. d% 0,91 0,77 = 36.843.807.000 137.255.230.000 x 100% = 26,8% t%2003 = 21.013.236.000 170.331.092.000 x 100% = 12,3% t%2004 = 26,8% + 12,3% 2 = 15,3% t%bq
Bảng kế hoạch hàng tồn kho trong năm 2005 (đvt: đồng) Chỉ tiêu Số tiền Cách tính Hàng tồn kho 31.272.788.490 NL,VL tồn kho 1.166.475.011 a% x 31.272.788.490 CC,DC tồn kho 89.127.447,2 b% x 31.272.788.490 Chi phí SXKD dở dang 29.756.058.248 c% x 31.272.788.490 TP tồn kho 262.691.423,3 d% x 31.272.788.490
Sau khi lập bảng kế hoạch hàng tồn kho, công ty có thể lập kế hoạch chi tiết cho từng khoản mục tồn kho cụ thể dựa trên tỷ lệ % giữa các loại.