Cân bằng tài chính trong ngắn hạn của công ty đợc thể hiện qua các chỉ tiêu: nhu cầu VLĐ ròng, ngân quỹ ròng.
Nhu cầu vốn lu động là một chỉ tiêu liên quan đến các nhu cầu về dự trữ hàng tồn kho, các khoản phải thu và một phần tài sản này đợc tài trợ bởi các khoản nợ ngắn hạn. Vì vậy nhu cầu vốn lu động ròng là thể hiện nhu cầu tài trợ trong ngắn hạn.
Ngân quỹ ròng là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa VLĐ ròng và nhu cầu VLĐ ròng, đó là phần chênh lệch giữa các khoản vốn bằng tiền với các khoản vay ngắn hạn.
Sau đây là bảng phân tích các chỉ tiêu liên quan đến cân bằng tài chính ngắn hạn của công ty.
Bảng phân tích cân bằng tc trong ngắn hạn của công ty
(Đvt: đồng)
Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
- Hàng tồn kho 7.942.764.000 36.843.807.000 21.013.236.000
- Các khoản phải thu 31.045.475.000 63.758.577.000 92.840.523.000 - Nợ ngắn hạn (trừ vay ngắn
hạn) 30.247.674.000 51.258.912.000 77.175.651.000
- Vốn lu động ròng +11.766.710.000 +7.130.938.000 -15.263.440.000 1. Nhu cầu vốn lu động ròng 8.740.565.000 49.343.472.000 36.678.108.000 2. Ngân quỹ ròng +3.026.145.000 -42.212.534.000 -51.941.548.000
Qua bảng phân tích, ta thấy nhu cầu VLĐ ròng của công ty trong ba năm qua đã có những biến động lớn. Đặc biệt vào cuối năm 2003 nhu cầu VLĐ ròng tăng đáng kể, từ 8.740.565.000 đồng cuối năm 2002 tăng lên đến 49.343.472.000 đồng vào cuối năm 2003. Nguyên nhân của sự tăng đột biến này là do doanh thu tăng kéo theo hàng tồn kho và khoản phải thu cũng tăng lên. Đối với hàng tồn kho, từ 7.942.764.000 đồng vào cuối năm 2002 đã tăng lên 36.843.807.000 đồng vào cuối năm 2003, trong đó chí phí SXKD dở dang chiếm tới 95% (năm 2003), việc tăng nhanh này đã dẫn đến tình trạng vốn bị ứ đọng. Đối với các khoản phải thu, đặc biệt là phải thu khách hàng trong năm tăng rất nhanh, chênh lệch 2002/2003 là +32.713.102.000 đồng, cho thấy khoản vốn mà công ty bị khách hàng chiếm dụng ngày càng tăng, điều này đã ảnh hởng đáng kể đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Nợ ngắn hạn (trừ vay ngắn hạn) trong thời gian qua cũng luôn luôn tăng nhng sự gia tăng này không đủ bù đắp cho các khoản phải thu và hàng tồn kho trong năm. Chính điều này đã làm nhu cầu VLĐ ròng của công ty trong năm 2003 tăng đột biến, vợt xa VLĐ ròng dẫn đến ngân quỹ ròng âm trầm trọng -42.212.534.000. Giá trị này có nghĩa là VLĐ ròng không đủ đáp ứng nhu cầu VLĐ ròng, hay nói cách khác tiền và các khoản tơng đơng tiền không có khả năng thanh toán vay ngắn hạn trong năm. Cân bằng tài chính của công ty rất kém.
Đến năm 2004, nhu cầu VLĐ ròng đã giảm so với năm 2003, chỉ còn 36.678.108.000 đồng. Có thể giải thích nguyên nhân làm cho nhu cầu VLĐ ròng giảm là do trong năm 2004, chi phí SXKD dở dang giảm một lợng đáng kể kéo theo giá trị hàng tồn kho cũng giảm một lợng 15.830.571.000 đồng so với năm 2003. Trong năm 2004, các khoản phải thu vẫn tăng cao do hoạt động tiêu thụ trong năm mang lại. Tuy nhiên, sự gia tăng của nợ ngắn hạn (trừ vay ngắn hạn) cùng với sự giảm sút của giá trị hàng tồn kho trong năm 2004 đã phần nào kìm hãm nhu cầu VLĐ ròng, thậm chí có chiều hớng giảm xuống ( giảm 12.665.364.000 so với năm 2003). Tuy nhiên, sự giảm sút này không đáng kể, nhu cầu VLĐ ròng của năm 2004 vẫn ở mức rất cao, trong khi tốc độ giảm của VLĐ ròng ngày càng nhanh, VLĐ ròng năm 2004 là -15.263.440.000. Điều này càng làm cho khoảng cách chênh lệch giữa VLĐ ròng với nhu cầu VLĐ ròng ngày càng lớn theo chiều hớng tiêu cực, tức là ngân quỹ ròng trong năm 2004 tiếp tục giảm:
-51.941.548.000. Nh vậy, hiện nay công ty đang rơi vào trạng thái vô cùng nguy hiểm, cân bằng tài chính mất cân đối trầm trọng, công ty hoàn toàn mất khả năng thanh toán trong ngắn hạn.
Để có thể thấy rõ những nhân tố ảnh hởng đến nhu cầu VLĐ ròng, ta lập bảng phân tích sau:
bảng phân tích các nhân tố ảnh hởng đến ncvlđr
(Đvt: đồng)
Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
1. Nhu cầu VLĐ ròng 8.740.565.000 49.343.472.000 36.678.108.000
2. Doanh thu 117.542.989.000 137.255.230.000 170.331.092.000
3. Phải thu khách hàng bình quân 6.694.981.000 19.979.548.000 32.858.468.000 4. Hàng tồn kho bình quân 6.706.336.000 22.393.285.500 28.928.521.500
5. HPTKH 17,73 6,94 5,24
7. HHTK 15,78 5,35 5
8. NHTK 23 67 72
Nhận xét:
−Doanh thu:
Doanh thu là nhân tố ảnh hởng gián tiếp đến nhu cầu VLĐ ròng. Ta thấy, doanh thu của công ty tăng nhanh qua các năm, từ 117.542.989.000 đồng vào năm 2002, tăng lên 137.255.230.000 đồng vào năm 2003 và đến năm 2004, doanh thu đạt 170.331.092.000 đồng. Chính sự gia tăng này đã làm cho khoản phải thu khách hàng và hàng tồn kho của công ty tăng theo. Từ đó, nhu cầu VLĐ ròng trong hai năm trở lại đây cũng rất cao, 49.343.472.000 năm 2003 và 36.678.108.000 năm 2004.
−Khoản phải thu khách hàng:
Khoản phải thu là nhân tố ảnh hởng trực tiếp đến nhu cầu VLĐ ròng. Sự gia tăng mạnh của khoản phải thu khách hàng trong hai năm trở lại đây là một trong những nguyên nhân làm cho nhu cầu VLĐR tăng cao. Khả năng hoán chuyển thành tiền của khoản mục này đợc thể hiện qua chỉ tiêu số vòng quay khoản phải thu khách hàng (HPTKH). Ta thấy số vòng quay khoản phải thu khách hàng của công ty đang có khuynh hớng giảm dần, từ 17,73 vòng/ năm trong năm 2002 giảm xuống chỉ còn 5,24 vòng trong năm 2004. Số ngày một vòng quay khoản phải thu khách hàng ngày càng tăng, vào cuối năm 2003 số ngày một vòng quay khoản phải thu khách hàng là 52 thì vào cuối năm 2004 con số này đã lên 69 ngày. Qua đó ta có thể thấy công tác thu hồi nợ của công ty cha đợc tốt, chính điều này đã làm cho khoản phải thu khách hàng của công ty ngày càng tăng và nhu cầu VLĐR từ đó cũng tăng lên, ảnh hởng đến cân bằng tài chính trong ngắn hạn của công ty.
−Hàng tồn kho:
Cũng nh khoản phải thu khách hàng, hàng tồn kho là nhân tố ảnh hởng trực tiếp đến nhu cầu VLĐR, hàng tồn kho tăng thì nhu cầu VLĐR tăng. Qua bảng phân tích trên ta thấy, số vòng quay hàng tồn kho giảm nhanh trong hai năm gần đây, từ 15,78 vòng/năm trong năm 2002 giảm xuống chỉ còn 5 vòng/năm trong năm 2004. Điều này còn thể hiện qua độ dài của một vòng quay hàng tồn kho, trong năm 2003 là 67 ngày thì con số này vào năm 2004 đã tăng lên 72 ngày. Nh vậy, tốc độ quay vòng của hàng tồn kho đang giảm dần làm cho giá trị hàng tồn kho của công ty ngày càng tăng và nhu cầu VLĐR cũng tăng, từ đó tác động không tốt đến trạng thái cân bằng tài chính của công ty.
Nh vậy, qua việc phân tích cấu trúc tài chính của công ty Vạn Tờng ta có thể thấy, trong những năm qua mặc dù công ty đã không ngừng nổ lực cải tiến và đã có những chuyển biến tích cực trong việc phân bố lại tài sản của công ty. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn tồn tại những bất hợp lý khá lớn trong cấu trúc tài chính của công ty: nguồn vốn chủ sở hữu còn quá khiêm tốn trong khi nợ ngắn hạn- là một nguồn vốn mang lại nhiều rủi ro thì lại chiếm phần lớn trong tổng nguồn tài trợ của công ty. Nguồn vốn trung dài hạn qua nhiều năm vẫn cha đợc công ty chú ý đúng mức, vai trò nợ dài hạn còn quá mờ nhạt, đây là một vấn đề cần phải chấn chỉnh kịp thời vì về lâu dài thì vay ngắn hạn không thể thay thế vay trung dài hạn về mặt an toàn tài chính lẫn hiệu quả sử dụng vốn. Bên cạnh đó, nguồn vốn chủ sở hữu cha thực sự phát huy vai trò làm chủ của mình.
Phần III: một số biện pháp góp phần cải thiện cấu trúc tài chính của công ty vạn tờng