Phân tích tính độc lập về tài chính của công ty:

Một phần của tài liệu một số biện pháp góp phần cải thiện cấu trúc tài chính của công ty vạn tường (Trang 32 - 34)

Để phân tích tính độc lập về tài chính của công ty, ta phân tích các chỉ tiêu:

− Tỷ suất nợ

− Tỷ suất tự tài trợ

− Tỷ suất Nợ/VCSH

Bảng phân tích tính tự chủ về tài chính của công ty

(Đvt: đồng) Chỉ tiêu 31/12/2002 31/12/2003 31/12/2004 -Nợ phải trả 56.674.667.000 116.813.759.000 157.137.605.000 Nợ ngắn hạn 43.162.432.000 106.917.551.000 146.102.678.000 Nợ dài hạn 12.409.304.000 9.389.149.000 5.432.461.000 Nợ khác 1.102.931.000 507.059.000 5.602.466.000

- Nguồn vốn chủ sở hữu 24.153.146.000 27.109.269.000 30.815.579.000 - Tổng tài sản 80.827.814.000 143.922.729.000 187.953.184.000 1. Tỷ suất nợ(%) 70,12 81,16 83,6 - Tỷ suất nợ ngắn hạn(%) 53,4 74,29 77,73 - Tỷ suất nợ dài hạn(%) 15,35 6,52 2,89 - Tỷ suất nợ khác(%) 1,36 0,35 2,98 2. Tỷ suất tự tài trợ(%) 29,88 18,84 16,4 3. Tỷ suất nợ trên VCSH(%) 234,65 430,9 509,93 Nhận xét:

Nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm hai bộ phận lớn: nguồn vốn vay nợ và nguồn vốn chủ sở hữu. Đây là hai nguồn vốn hoàn toàn khác nhau về tính chất và trách nhiệm pháp lý. Tính tự chủ về tài chính của công ty xét đến các chỉ tiêu liên quan đến hai nguồn vốn này.

Qua bảng phân tích trên ta thấy vào cuối năm 2004, toàn bộ tài sản của công ty đợc tài trợ 83,6% bằng nguồn vốn vay nợ và 16,4% bằng nguồn vốn chủ sở hữu.

Tỷ suất nợ có xu hớng tăng qua ba năm, đặc biệt trong hai năm 2003 và 2004 tỷ suất này luôn ở mức trên 80%, chứng tỏ tính tự chủ về tài chính của công ty rất thấp và có xu hớng giảm dần. Điều đó cho thấy, vốn sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn vay từ bên ngoài. Công ty sẽ gặp rủi ro lớn trong thanh toán và khó khăn khi tiếp nhận thêm các khoản nợ vay. Sở dĩ nguồn vốn vay của công ty liên tục tăng trong ba năm qua là do nguyên nhân sau: địa bàn hoạt động của công ty ngày càng mở rộng, nhu cầu vốn cho kinh doanh ngày càng nhiều trong khi vốn tự có lại quá thấp, vốn đầu t từ ngân sách nhà nớc rất hạn hẹp cho nên công tác đảm bảo vốn cho các công trình XDCB rất chậm, thậm chí một số công trình công nghiệp đã trúng thầu nhng phải dừng thi công vì nhà nớc cha bố trí vốn kịp. Mặc khác, số vốn lu động của công ty đã thiếu lại bị khách hàng chiếm dụng ngày càng nhiều. Vì vậy, để đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, công ty phải huy động nguồn vốn vay thơng mại để bù đắp phần VLĐ còn thiếu hụt.

Trong sự gia tăng nợ phải trả chủ yếu là do sự tăng nhanh của nợ ngắn hạn trong những năm gần đây, trong năm 2004 có tới 77,73% tài sản của công ty đợc tài trợ bởi nợ ngắn hạn, trong đó vay ngắn hạn chiếm nhiều nhất. Nguyên nhân tình trạng này là do trong năm 2004, công ty chủ yếu tiếp nhận các công trình ngắn hạn, vì vậy việc sử dụng vốn vay ngắn hạn để đầu t cho các công trình này là hợp lý vì khả năng thu hồi vốn của nó nhanh. Mặc khác, công ty lại có mối quan hệ tốt với các ngân hàng nên mặc dù tỷ suất nợ hiện nay của công ty cao nhng cũng không làm hạn chế khả năng vay ngắn hạn của công ty. Bên cạnh đó, trong hai năm gần đây, nguồn nợ dài hạn liên tục giảm chứng tỏ một số nợ dài hạn đã đến hạn thanh toán và chuyển thành nợ ngắn hạn. Vì vậy, công ty chỉ thể bù đắp phần thiếu hụt bằng các khoản vay ngắn hạn, góp phần vào sự gia tăng đáng kể của nợ ngắn hạn trong năm. Điều này cho phép chúng ta dự đoán tình hình tài chính của công ty trong t- ơng lai gần sẽ rất xấu, các khoản nợ tới hạn sẽ là một áp lực lớn cho công ty trong công tác thanh toán.

Cùng với sự tăng lên của tỷ suất nợ thì ngợc lại, tỷ suất tự tài trợ của công ty liên tục giảm trong ba năm qua. Vào năm 2002, tỷ suất tự tài trợ của công ty là 29,88%,

đến năm 2004 đã giảm xuống chỉ còn 16,4%. Điều đó cho thấy khả năng tự chủ của công ty đang ngày càng kém đi. Nhìn qua bảng phân tích trên, ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu trong ba năm qua luôn tăng chứng tỏ công ty đã kinh doanh có lãi liên tục qua các năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu lại chậm hơn so với tốc độ tăng của tài sản. Nguyên nhân là trong những năm gần đây, nguồn vốn mà công ty huy động để đầu t cho việc gia tăng TSCĐ và ĐTDH lớn hơn nhiều so với nguồn vốn tự có của công ty, chính điều này đã làm cho trị giá nợ của công ty ngày càng tăng và khả năng tự chủ ngày càng bị giảm sút.

Để có thể thấy rõ hơn tính tự chủ của công ty, ta phân tích thêm chỉ tiêu tỷ suất Nợ/ VCSH (%). Ta thấy chỉ tiêu tỷ suất Nợ/VCSH của công ty rất cao và tăng rõ rệt qua các năm. Vào năm 2002, tỷ suất này là 234,65%, đến năm 2003 là 430,9%: tăng gần gấp đôi so với năm 2002 và năm 2004 tỷ suất này là 509,93%: cho thấy nợ phải trả gấp hơn 5 lần so với vốn tự có của công ty. Qua các số liệu trên càng chứng minh sự yếu kém trầm trọng về khả năng tự chủ tài chính của công ty, nguồn vốn CSH hoàn toàn không có khả năng bù đắp cho tổng số nợ mà công ty phải thanh toán.

Nh vậy, qua ba chỉ tiêu trên ta thấy cấu trúc tài chính của công ty là không lành mạnh, tỷ suất nợ cao thể hiện công ty phụ thuộc rất nhiều vào chủ nợ. Hơn nữa, trong tổng nợ của công ty thì nợ ngắn hạn chiếm phần lớn. Trong tơng lai, đây là điều bất lợi bởi với cấu trúc tài chính nh thế này, nếu sử dụng không hiệu quả nguồn vốn vay nợ hiện có thì công ty có nguy cơ phá sản. Tuy nhiên, hiên tại, công ty đang hoạt động kinh doanh có lãi, điều đó chứng tỏ công ty đã sử dụng tốt nguồn vốn vay nợ. Nhiệm vụ trớc mắt bây giờ là công ty cần phải nâng cao tính tự chủ về tài chính theo hớng giảm thấp tỷ suất nợ và tăng dần tỷ suất tự tài trợ.

Một phần của tài liệu một số biện pháp góp phần cải thiện cấu trúc tài chính của công ty vạn tường (Trang 32 - 34)