Phân tích tính tự chủ về tài chính đã thể hiện mối quan hệ giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay nợ. Tuy nhiên, trong công tác quản trị tài chính, mỗi nguồn vốn đều có liên quan đến thời hạn sử dụng và chi phí sử dụng vốn. Vì vậy khi đánh giá cấu trúc nguồn vốn của công ty cũng cần quan tâm đến khía cạnh thứ hai là tính ổn định của nguồn tài trợ. Để đánh giá tính ổn định của nguồn tài trợ, ta sử dụng 3 chỉ tiêu:
− Tỷ suất nguồn vốn tạm thời
− Tỷ suất nguồn vốn thờng xuyên
− Tỷ suất NVCSH/NVTX
Bảng Phân tích tính ổn định nguồn tài trợ của công ty
(Đvt: đồng) Chỉ tiêu 31/12/2002 31/12/2003 31/12/2004 1. Nợ phải trả 56.674.667.000 116.813.759.000 157.137.605.000 2. Nợ ngắn hạn 43.162.432.000 106.917.551.000 146.102.678.000 3. Nợ dài hạn 12.409.304.000 9.389.149.000 5.432.461.000 4. Nợ khác 1.102.931.000 507.059.000 5.602.466.000
5. Nguồn vốn chủ sở hữu 24.153.146.000 27.109.269.000 30.815.579.000 6. Tổng nguồn vốn 80.827.814.000 143.922.729.000 187.953.184.000 7. Nguồn vốn thờng xuyên 37.665.381.000 37.005.477.000 41.850.506.000 8. Nguồn vốn tạm thời 43.162.432.000 106.917.551.000 146.102.678.000 9. Tỷ suất NVTX(%) 46,6 25,71 22,27 10. Tỷ suất NVTT(%) 53,4 74,29 77,73 11. Tỷ suất NVCSH/NVTX(%) 64,13 73,26 73,63 Nhận xét:
Qua bảng phân tích trên, ta thấy tỷ suất NVTX liên tục giảm trong ba năm qua, điều này chứng tỏ tính ổn định về nguồn tài trợ của công ty đang bị đe doạ. Nếu nh trong năm 2002, tỷ suất NVTX ở mức tơng đối tốt (46,6%) thì trong hai năm gần đây, tỷ suất này đã giảm sút một cách rõ rệt và chỉ còn 22,27% vào năm 2004, tức là giảm đi 24,33% so với năm 2002. Mặc dù trong năm 2004, NVTX có tăng so với năm 2003 (+ 4.845.029.000 đồng) nhng tốc độ tăng này lại chậm hơn nhiều so với tốc độ tăng của tổng nguồn vốn. Chính điều này đã làm cho khoảng cách giữa NVTX với tổng nguồn vốn của công ty ngày càng giãn xa và làm cho tỷ suất NVTX ngày càng thấp. Có thể nói, tình hình biến động của NVTX trong năm 2004 nh sau: NVCSH có tăng do kinh doanh có lãi nhng tăng rất chậm, trong khi đó nợ dài hạn lại giảm đi do một số khoản nợ dài hạn đã tới hạn và chuyển thành nợ ngắn hạn. Bên cạnh đó, với tỷ suất nợ trong năm 2004 là 83,6% phần nào đã hạn chế khả năng tiếp cận các khoản vay dài hạn từ bên ngoài. Chính điều này đã kìm hãm tốc độ tăng của NVTX và làm cho tỷ suất của nguồn vốn có tính ổn định cao nhất trong công ty ngày càng giảm.
Ngợc lại với sự giảm sút của tỷ suất NVTX, tỷ suất NVTT của công ty ngày càng tăng, hay nói cách khác nợ ngắn hạn của công ty tăng nhanh qua các năm, từ 53,4% năm 2002 tăng lên 74,29% vào năm 2003 và đến năm 2004 là 77,73%. Nh vậy, trong hai năm gần đây tỷ suất này luôn trên 70%. Điều này cho thấy phần lớn tài sản của công ty đợc tài trợ bởi nợ ngắn hạn. Nguyên nhân nh đã nói ở trên, do sự thiếu hụt vốn trầm trọng, nguồn vốn đầu t từ ngân sách nhà nớc rất hạn chế và chậm chạp làm trì hoãn tiến độ sản xuất buộc công ty phải tìm đến các nguồn vốn vay th- ơng mại, mà chủ yếu là vay ngắn hạn. Bên cạnh đó, các khoản vay dài hạn nay đã tới hạn cũng góp phần làm cho nợ ngắn hạn của công ty tăng cao.
Tuy nhiên, để phân tích rõ hơn tính ổn định của nguồn tài trợ, ta cần xem xét tỷ suất NVCSH/NVTX của công ty trong ba năm trở lại đây. Qua bảng phân tích ta thấy tỷ suất NVCSH/NVTX liên tục tăng qua các năm, từ 64,13% năm 2002, tăng lên 73,26% năm 2003 và 73,63% năm 2004. Điều này cho thấy mặc dù tỷ suất NVTX giảm mạnh trong hai năm gần đây nhng nguồn tài trợ chính cho NVTX lại là NVCSH (luôn trên 70%)- một nguồn vốn có tính ổn định lâu dài nhất. Điều đó có nghĩa là khi sử dụng NVTX, công ty rất ít chịu áp lực trong thanh toán (trong dài hạn). Có thể nói, NVTX của công ty tuy nhỏ nhng tính ổn định của nó rất cao.
Nh vậy, bằng các chỉ tiêu phản ánh tính tự chủ và tính ổn định của nguồn vốn, ta thấy cấu trúc nguồn vốn của công ty là không lành mạnh, tài sản đợc tài trợ chủ yếu bằng nguồn vay nợ mà nợ ngắn hạn là chiếm phần lớn. Điều này thể hiện công ty đang chịu áp lực rất lớn trong thanh toán nợ vay. Khả năng độc lập về tài chính của công ty rất kém. Tỷ suất tự tài trợ quá thấp, lại có xu hớng giảm dần trong ba năm qua. Tính ổn định về nguồn tài trợ cũng rất kém. Việc duy trì một tỷ suất nguồn vốn
tạm thời trên 70% đã hạn chế đáng kể đến khả năng tiếp cận các khoản tín dụng từ bên ngoài trong tơng lai. Vì vậy, trong thời gian tới công ty cần phải xây dựng một cấu trúc nguồn vốn hợp lý hơn theo hớng giảm dần nợ ngắn hạn, tìm cách nâng cao trị giá nợ dài hạn trong khả năng của công ty. Việc giảm dần nguồn vốn vay nợ (đặc biệt là nợ ngắn hạn) và duy trì ở mức đảm bảo chi phí sử dụng vốn là thấp nhất, vừa nâng cao tính độc lập về tài chính của công ty, vừa mở ra những cơ hội về những nguồn đầu t từ bên ngoài. Mặc khác, để cải thiện tính ổn định của nguồn tài trợ, công ty cần lựa chọn một tỷ lệ hợp lý giữa nguồn vốn thờng xuyên và nguồn vốn tạm thời.
III.> Phân tích cân bằng tài chính của công ty
Khi huy động vốn từ các nguồn tài trợ bên ngoài sẽ gắn liền với trách nhiệm của doanh nghiệp đối với chủ nợ, cụ thể là trách nhiệm thanh toán các khoản nợ vay. Vì vậy khi đã tìm đợc nguồn đầu t thích hợp thì vấn đề quan tâm tiếp theo là làm sao sử dụng vốn cho có hiệu quả để có thể đảm bảo một khả năng thanh toán an toàn, có nh vậy mới hấp dẫn các nhà tài trợ sẵn sàng đầu t vào doanh nghiệp. Muốn nh vậy thì doanh nghiệp phải duy trì cân bằng tài chính tốt. Đây là một đòi hỏi cấp bách th- ờng xuyên và là cơ sở để doanh nghiệp lựa chọn một chính sách tài trợ thích hợp.
Đi từ vai trò quan trọng của nó, việc nghiên cứu cân bằng tài chính của công ty Vạn Tờng là một yêu cầu tất yếu và cần thiết. Chúng ta sẽ phân tích tình trạng cân bằng tài chính của công ty trong ngắn hạn và dài hạn.