Khái lược về bối cảnh lịch sử và sự phát triển triết học Trung Quốc thời Lưỡng Hán.

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG (Trang 59 - 60)

CHƯƠNG II: TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC THỜI LƯỠNG HÁN

(206 tcn với Lưu Bang - 25 scn với Lưu Tú)

I. Khái lược về bối cảnh lịch sử và sự phát triển triết học Trung Quốc thời Lưỡng Hán. Quốc thời Lưỡng Hán.

Năm 206 tcn, lợi dụng thành quả cuộc khởi nghĩa nông dân chống Tần do Trần Thắng và Ngô Quảng lãnh đạo,lực lượng vũ trang địa phương chống

Tần do Lưu Bang đứng đầu đã diệt Hạng Vũ dựng nên nhà Hán (Tây Hán 206 tcn - 25 scn), Lưu Tú tái lập nhà Hán (Đông Hán 25 - 220).

Rút bài học diệt vong của nhà Tần, quý tộc Lưỡng Hán đã chú trọng xây dựng và phát triển kinh tế, chính trị, xã hội để củng cố vững chắc nền tảng giai cấp, xã hội phong kiến. Triều đình Tây Hán đã xóa bỏ luật lệ hà khắc của nhà Tần, xóa bỏ nhục hình, đình chỉ xây dựng công trình lớn, giảm sưu thuế cho dân, chú ý khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do bản chất ăn bám quan liêu của nhà nước phong kiến và sự đấu tranh tranh giành quyền lực quyết liệt của các phe phái nội bộ nhà Hán, mà đã gây nhiều phiền hà, xáo trộn, cản trở sự thống nhất về kinh tế và chính trị của nhà Hán. Sự chiếm đoạt ruộng đất, vơ vét, bóc lột của vua, quan, địa chủ phong kiến làm cho cuộc sống của nông dân trở nên cơ cực. Thêm vào đó, hạn hán và nạn châu chấu hoành hành đã làm cho cuộc sống của nông dân càng trở nên cơ cực. Mâu thuẫn xã hội vì thế ngày càng trở nên gay gắt, làm nảy sinh nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân. Nhất là cuộc khởi nghĩa Hoàng Cân, cuối thời Đông Hán, đã làm rung động cơ sở thống trị của nhà Hán.

Tuy nhiên, đây là thời kỳ mà cả về kinh tế, khoa học (toán học, thiên văn, y học...), văn hóa đều có những thành tựu nhất định. Trên lĩnh vực tư tưởng, đầu nhà Hán học thuyết của Hoàng Lão được tôn sùng, "vương đạo", "nhân chính", "hữu vi" của Nho gia đã có ảnh hưởng nhất định. Trong đó quan trọng nhất là hệ thống triết học có tính chất thần học "Thiên nhân cảm ứng", "Thiên bất biến đạo diệc bất biến", "Vương quyền thần thụ" của Đổng Trọng Thư đã được nhà Hán rất đề cao. Đây cũng là thời kỳ xuất hiện các nhà triết học duy vật nổi tiếng Tư Mã Thiên, Hoàn Đàm, Dương Hùng, Vương Sung,.. họ đấu tranh mạnh mẽ chống chủ nghĩa duy tâm thần bí tôn giáo là nền tảng cho tư tưởng thời Lưỡng Hán.

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG (Trang 59 - 60)