Đây là thời kỳ Cộng sản nguyên thủy, hiện chưa có chính sử, mà chỉ là truyền thuyết.

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG (Trang 35 - 36)

cao. Nhà Chu có 37 đời vua, kéo dài gần chín thế kỷ và chia thành hai giai đoạn Tây Chu (1066 tcn - 770 tcn); Đông Chu (770 tcn - 221 tcn). Thời Đông Chu lại chia thành hai thời kỳ Xuân Thu (770 tcn - 475 tcn) và Chiến Quốc (475 tcn - 221 tcn).

Thời Tây Chu, chế độ đẳng cấp, tông pháp và trật tự xã hội được duy trì nghiêm nghặt: Thiên tử thống trị toàn bộ đất đai và thần dân. Các chư hầu có quân đội riêng nhưng hàng năm vẫn phải thực hiện chế độ triều cống, triều hội và lệnh chinh phạt của Thiên tử. Toàn xã hội Trung Quốc là một hệ thống ràng buộc nhau không chỉ về huyết thống mà cả về kinh tế, chính trị - xã hội.

Thời Đông Chu, chế độ tông pháp dần bị loại bỏ, vương đạo suy vi, bá đạo tiếm quyền Thiên Tử. Mọi lễ pháp, cương thường đạo lý bị đảo lộn. Chư hầu xưng hùng, xưng bá, thôn tính lẫn nhau, chiến tranh triền miên. Đây cũng là hậu quả của sự phát triển sức sản xuất sử dụng công cụ bằng sắt và sự phát triển của các khoa học khác bị kìm hãm bởi chế độ chiếm hữu nô lệ tập quyền:

- Thời Xuân Thu có 483 cuộc chiến tranh, từ hàng nghìn nước thời đầu Tây Chu, đến cuối Xuân Thu chỉ còn hơn 100 nước, cục diện Ngũ bá Tề (Hoàn Công) - Tống (Trương Công) - Tấn (Văn Công) - Tần (Mục Công) - Sở (Trang Vương) đua nhau làm bá chủ thiên hạ. Cuối Xuân Thu có thêm hai nứơc Ngô (Phù Sai) và Việt (Câu Tiễn) cùng tham gia tranh hùng, xưng bá.

- Thời Chiến Quốc, Trung Quốc chỉ còn thất hùng Hàn - Ngụy - Tần - Tề - Triệu - Sở - Yên, trong đó Tần là nước mạnh nhất. Cuối thế kỷ III tcn, Tần Doanh Chính sử dụng học thuyết pháp gia của Hàn Phi tử đã lần lượt chinh phục các nước khác và thống nhất Trung Quốc, lập nên quốc gia phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở Trung Quốc năm 221 tcn.

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG (Trang 35 - 36)