Triết học Trang Tử.

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG (Trang 57 - 59)

III. CÁC TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC TIÊU BIỂU.

c)Triết học Trang Tử.

Trang Tử (369 -286 tcn), tên thật là Trang Chu, ông sinh ra trong một gia đình quý tộc Tống bị sa sút. Tư tưởng của Trang Tử thể hiện rõ trong cuốn Nam hoa kinh.

Trang Tử đã xuyên tạc quan niệm về đạo của Lão tử theo hướng duy tâm. Trang Tử cho rằng đạo là thứ siêu cảm giác, siêu không gian, siêu thời gian.

Theo Trang Tử, sự vật, hiện tượng luôn biến đổi, nhưng tất cả chỉ là tương đối, không có gì là tuyệt đối cả, không có cái gì là cái chuẩn cho cái 10 Sđd, tr153-1954.

khác noi theo. Với chủ nghĩa tương đối này, Trang Tử đã đánh ngang bằng mọi sự cách biệt đối lập nhau, coi phải trái như nhau, lớn bé như nhau, sống chết như nhau...

Từ phương pháp luận đó và trên cơ sở nhận thức luận đề cao những hình ảnh giả tưởng: đẹp, xấu, thiện, ác ... là do con người đặt ra, còn về khách quan là không có thật (Ông là người đề xuất mâu thuẫn giữa chủ thể với khách thể, giữa ngôn ngữ và khái niệm) ông đưa ra một học thuyết chính trị -xã hội gồm các điểm cơ bản sau:

+ Sống tự do tự tại, thụ động trước số phận, gặp sao hay vậy, không thắc mắc không than phiền.

+ Sống theo bản tính tự nhiên, không gò bó không ràng buộc. Quan niệm này thể hiện nhu cầu giải phóng cá tính con người.

+ Đời người ngắn như một giấc mộng do vậy không nên khổ tâm và lao lực mà gì. Cần phải coi sống, chết như nhau, đời là một cuộc giải trí, một cõi mộng.

+ Cần coi mọi tồn tại đều hợp lý, do vậy sống trên đời thì “yên theo thời mà thuận” không nên khen, chê đắn đo phải, trái mà chi, vì thế là trái với đạo tự nhiên.

Những quan niệm trên cho thấy Lão giáo là một đối trọng của Nho giáo. Lão giáo khi truyền sang Việt Nam đã tạo nên một trong các yếu tố cấu thành tư tưởng của người Việt.

4. Trường phái Pháp gia.

Người sáng lập trường phái này là Hàn Phi (280-233 tcn). Ông xuất thân trong một gia đình khá giả của nước Hàn thời Chiến Quốc.

Tư tưởng triết học của ông có nhiều yếu tố duy vật. Ông kế thừa và phát triển những yếu tố duy vật về tự nhiên của Tuân Tử và Lão Tử, thừa nhận tính khách quan trong sự phát triển của thế giới trên tinh thần vô thần.

Tư tưởng biện chứng của ông biểu hiện ở các điểm sau: Ông cho rằng vạn vật luôn biến hóa bất thường, do đó cũng không có pháp luật nào là luôn đúng với mọi giai đoạn phát triển lịch sử. Lịch sử xã hội loài người là luôn biến đổi, không có chế độ xã hội nào là vĩnh viễn tồn tại. Xã hội sau bao giờ cũng tiến bộ hơn xã hội trước. Ông cũng đã nhìn thấy sự đấu tranh và thống nhất của các mặt đối lập trong mọi tồn tại.

Trên cơ sở đề cao nhận thức phải dựa vào các giác quan và tư duy để nắm cho bằng được cái lý của vạn vật và thế giới quan mang tính duy vật, ông

đề xuất học thuyết chính trị - xã hội khá tiến bộ đối với lịch sử lúc ấy: Trên cơ sở các quan niệm về “pháp” của Thương Ưởng, “thế” của Thần Đáo, “thuật” của Thân Bất Hại, học thuyết chính trị - xã hội của ông như là một sự hệ thống học thuyết về “đạo” của Đạo gia và học thuyết “chính danh” của Nho gia. Ông chủ trương đổi mới chế độ chính trị theo đường lối “pháp trị” chú trọng đến thực tế, đến sản xuất vật chất và lợi ích của con người.

Tư tưởng của Hàn Phi được Tần Thủy Hoàng hết sức đề cao, nó là vũ khí lý luận quan trọng đưa lại thành công của Tần Thủy Hoàng trong việc thống nhất Trung Quốc. Ở Việt Nam thời Minh Mạng, vua cũng rất đề cao tư tưởng của Hàn Phi trong việc sửa trị quốc pháp.

5. Trường phái Mặc gia.

Mặc Địch (479 - 381 tcn) người nước Lỗ sống thời Chiến Quốc, là người sáng lập ra phái Mặc gia, một trong các trường phái triết học đối trọng với Nho gia và quan trọng của Trung Quốc cổ đại.

Tư tưởng phái Mặc gia phản ánh nguyện vọng của tầng lớp nông dân tự do, sản xuất nhỏ, tiểu tư hữu. Có thể tóm tắt tư tưởng triết học của Mặc gia ở một số điểm sau:

+ Kiêm ái (yêu thương lẫn nhau). + Phi công (không tấn công lẫn nhau). + Thượng hiền (Tôn trọng bậc hiền tài).

+ Thượng đồng (tôn trọng sự bình đẳng và đề cao chữ hòa). + Ý trời (coi trong thiên ý, đề cao mệnh trời).

+ Minh quỷ (làm rõ ma quỷ, mang tính vô thần). + Tiết kiệm (tiêu dùng phải tiết kiệm).

+ Phi mệnh (không tin vào số mệnh).

Ngoài ra phái Mặc gia còn có những cống hiến khá xuất sắc về nhận thức luận và lôgic học.

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG (Trang 57 - 59)