Tư tưởng triết học Ngũ hành.

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG (Trang 39 - 40)

III. CÁC TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC TIÊU BIỂU.

b) Tư tưởng triết học Ngũ hành.

Thuyết Ngũ hành xuất hiện khoảng thế kỷ XX tcn, chủ nhân của nó là người Hoa Bắc sống trong vùng thảo nguyên Trung Quốc, nhưng chính xác lần đầu tiên phát hiện ra nó ở trong phần V quyển 4 của Kinh Thư dưới cái tên “Hồng phạm” (Khuôn lớn) và “Cửu trù” (Chín phép trị nước). Ở thế kỷ IV tcn Ngũ hành được các nhà triết học vận dụng vào việc giải thích các hiện tượng của đời sống xã hội làm cho nó ngày càng có ý nghĩa quan trọng.

Tư tưởng triết học Ngũ hành cho rằng, vạn vật trong vũ trụ đều được cấu tạo từ năm yếu tố xếp theo thứ tự quan trọng là: Thủy (Nước), Hỏa (Lửa), Mộc (Cây cối), Kim (Kim khí). Khi có đủ bốn yếu tố đó là có thể định cư trên một vùng đất (Thổ) nào đó. Thổ là yếu tố cuối cùng nhưng là vấn đề của mọi vấn đề. Có thể khái quát những tư tưởng triết học của Ngũ hành như sau:

Một là, các nguyên tố này là khởi nguyên của vạn vật. Vạn vật biến đổi vô cùng, đa dạng đều dược quy về Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Hai là, mỗi yếu tố đều có những đặc tính riêng: Kim là cứng, Trắng, phương Tây... Mộc là uyển chuyển, Xanh, phương Đông... Thủy là hiểm hóc, Đen, phương Bắc... Hỏa là bốc, hăng hái, Đỏ, phương Nam... Thổ là bền vững, Vàng, Trung tâm... Hoả Thổ Mộc Kim Thuỷ

Ba là, năm yếu tố này không tồn tại biệt lập tách biệt nhau, mà tồn tại trong mối quan hệ chế ước sinh, khắc với nhau theo luật tiên thiên: Tương sinh, tức là sự tồn tại của yếu tố này tạo tiền đề, điều kiện cho sự tồn tại và phát

triển của yếu tố kia (Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim). Tương khắc, tức là sự tồn tại của yếu tố này là sự cản trở, kìm hãm sự tồn tại và phát triển của yếu tố kia (Kim khắc Mộc,

Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim). Tương quan này chỉ có một chiều mà không có chiều ngược lại.

Bốn là sự tương quan sinh, khắc bao giờ cũng qua Thổ. Thổ giữ vai trò trung gian và thống nhất cho sự tương quan của bốn yếu tố còn lại.

Năm là, mỗi hành không là một sự vật, hiện tượng cụ thể nào cả, mà là một khái niệm trừu tượng, nó chỉ thể hiện chất của mình trong mối quan hệ với hành khác. Tùy theo mối quan hệ được xem xét mà chất của nó được thể hiện dưới những hình thức khác nhau.

Tóm lại, thuyết Ngũ hành đã khẳng định tính vật chất của thế giới; Vạn vật và thế giới không ở trong trạng thái tĩnh mà ở trong trạng thái động và không tồn tại tách biệt lẫn nhau mà tồn tại trong mối quan hệ mật thiết chuyển lẫn nhau. Tuy nhiên, hạn chế của Ngũ hành là đã coi sự vận động và quan hệ của vạn vật chỉ đi theo chu trình tuần hoàn, lập lại.

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w