Đánh giá về những giá trị triết họ ủa Đạo Phật.

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG (Trang 33 - 35)

Trên thực tế có rất nhiều những đánh giá khác nhau về giá trị tư tưởng của triết học Phật giáo. Ăng Ghen đã từng cho rằng, những tư tưởng về “Vô ngã”, “vô thường” của Đạo Phật chứa đựng tư tưởng biện chứng sâu sắc.

Về nhân sinh quan, có người cho rằng Phật giáo là bi quan, yếm thế về cuộc sống con người, không đề ra nỗi khổ của áp bức giai cấp, không đề ra biện pháp cách mạng để cải tạo xã hội mà đi sâu vào con đường giải thoát mang tính cá nhân tiêu cực. Cũng có ý kiến cho rằng Đạo Phật đã đề cập đến sự thật nơi cuộc sống của mỗi con người, bất kể đó là ai đều không thoát khỏi sự ràng buộc của sinh - lão - bệnh - tử và luân hồi. Đạo Phật đã đề ra và định hướng giải quyết một vấn đề mà bất cứ ai dù ít, dù nhiều đều không thể lãng tránh.

Thật ra, Đạo Phật đã đặt ra và giải quyết một vấn đề rất có liên quan tới mỗi con người. Ở đây cần phải đứng trên quan điểm: Đạo Phật đã phản ánh nhu cầu nào của con người và có ý định giải quyết những vấn đề đó có cần thiết đặt ra cho con người hay không ? Ở quan điểm này, đạo Phật đã có những suy tư hết sức sâu sắc. Đó là giá trị về mặt tư duy và về mặt tư tưởng triết học của Đạo Phật. Tuy vậy, trong những giá trị nhân bản của Đạo Phật cũng hàm chứa nhứng hạn chế nhất định của nó: chỉ chú trọng giải quyết nhân bản ở góc độ là tính nhân bản nhân loại, mà thiếu mất góc độ của những giới hạn nhân bản về tính giai cấp, tính dân tộc v.v. nên triết học nhân bản Phật giáo vì thế mới ở mức độ nhân bản trừu tượng về con người.

CHƯƠNG II: TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI

Trung Quốc cổ đại là một nước có nền văn minh phát triển phong phú và đa dạng. Triết học Trung Quốc cổ đại là một trung tâm lớn của triết học phương Đông và nhân loại. Thời đại lịch sử này kéo dài từ thiên niên kỷ III tcn đến thế kỷ III tcn.

I. KHÁI QUÁT VỀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ

HỘI TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI.

Trung Quốc có diện tích 9.597.000 km2, chiếm gần 7% diện tích toàn cầu, có trên 60 dân tộc trong đó dân tộc Hán chiếm 90% dân số cả nước.

- Trung Quốc cộng sản nguyên thủy bắt đầu từ thời “Tam Hoàng”, “Ngũ Đế”1. Theo “Sử ký” của Tư Mã Thiên thì tam hoàng là Thiên Hoàng, Địa Hoàng và Nhân Hoàng. Nhưng theo “Thượng thư đại truyện” thì tam hoàng là Toại Nhân, người phát hiện ra lửa; Phục Hy, người phát hiện ra lưới săn bắt và biết cách chăn nuôi gia súc; Thần Nông, ông tổ của nghề cày cấy, trồng trọt. Sau đó là thời kỳ đồ gốm với các ngũ đế: Hoàng Đế, Chuyên Húc, Đế Cốc, Đường Nghiêu, Ngu Thuấn (Vua Nghiêu truyền ngôi cho vua Thuấn không theo cha truyền con nối) thời kỳ này được tính từ 4477 tcn - thế kỷ XXV tcn.

- Xã hội chiếm hữu nô lệ Trung Quốc được hình thành từ nhà Hạ, phát triển qua nhà Ân-Thương đến nhà Chu, tức từ thế kỷ XXV tcn đến thế kỷ III tcn. Đây là thời kỳ xã hội Trung Quốc có rất nhiều biến động:

+ Ở thế kỷ XXI tcn, nhà Hạ ra đời đánh dấu sự mở đầu của chế độ chiếm hữu nô lệ ở Trung Quốc. Giai đoạn này người Trung Quốc đã biết khai thác, sáng chế, sử dụng các công cụ bằng đồng và đã có dấu hiệu sự ra đời của văn tự.

+ Ở thế kỷ XVII tcn, Thành Thang lật đổ vua Kiệt của nhà Hạ lập nên nhà Thương đặt kinh đô ở đất Bạc (thuộc tỉnh Hà Nam ngày nay), đến thế kỷ XIV thì dời đô về đất Ân (cũng thuộc tỉnh Hà Nam ngày nay). Thời Ân - Thương nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu, công cụ bằng đồng được sử dụng rộng rãi, chữ viết đã xuất hiện, thiên văn phát triển. Người Trung Quốc đã biết dùng 12 chi và 10 can để sáng tạo ra lịch phục vụ nông nghiệp.

+ Ở thế kỷ XI tcn, Chu Vũ Vương lật đổ vua Trụ của nhà Ân - Thương lập nên nhà Chu đưa xã hội chiếm hữu nô lệ Trung Quốc phát triển đến đỉnh 2

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w