QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI.

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG (Trang 36 - 37)

TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI.

Từ thời Tam hoàng - Ngũ đế cho đến đầu Đông Chu, Trung Quốc đã xuất hiện các biểu tượng tôn giáo như đế, thượng đế, thiên mệnh, quỷ, thần, âm dương, ngũ hành đã tạo điều kiện cho sự phát triển triết học Trung Quốc trong thời Đông Chu.

Thời Đông Chu, về kinh tế có sự tan rã của mô hình kinh tế “tỉnh điền” (sở hữu ruộng đât thuộc về nhà nước, quyền sử dụng ruộng đất được phân chia cho các thành viên công xã thông qua các cơ sở công xã). Sự tan rã này

làm xuất hiện một lực lượng chính trị mới - Địa chủ - đối lập với tầng lớp quý tộc thị tộc cũ.

Về chính trị - xã hội, đây là thời kỳ phân hóa giai cấp và đấu tranh giai cấp quyết liệt, chiến tranh triền miên.

Thực chất đây là giai đoạn chế độ chiếm hữu nô lệ suy tàn, Trung Quốc bắt đầu chuyển sang chế độ phong kiến. Là thời kỳ mà các giá trị đạo đức bị đảo lộn căn bản: cái cũ chưa mất hẳn, cái mới vừa xuất hiện chưa được khẳng định.

Thực tế này đã đặt ra một loạt các vấn đề xã hội và triết học buộc các nhà tư tưởng phải lý giải như làm thế nào để thống nhất Trung Quốc? Vì sao thời nào cũng có hưng, vong, trị, loạn? Bản chất con người là gì? Nguyên lý nào chi phối vạn vật? Hành động thế nào để không trái đạo trời, không trái bản tính tiên thiên?... Hoàn cảnh kinh tế - chính trị đặc biệt này đã làm nảy sinh hàng loạt các nhà triết học, các trường phái triết học đa dạng, phong phú.

Nói chung, triết học Trung Quốc cổ đại có những đặc trưng sau đây: 1 Nó được hình thành rất sớm ngay từ cuối thiên niên kỷ thứ II tcn và phát triển rực rỡ vào thời Đông Chu.

2 Triết học Trung Quốc cổ đại rất phong phú đa dạng và đã đề cập đến hầu hết các lĩnh vực khác nhau của triết học như thế giới quan, nhân sinh quan, nhận thức luận, đạo đức, chính trị - xã hội, lôgíc học, phương pháp trị nước ...

3 Cuộc đấu tranh giữa duy vật với duy tâm, giữa biện chứng với siêu hình, giữa vô thần với hữu thần dù chủ yếu xảy ra trên phương diện nhân sinh quan nhưng không kém phần gay gắt, phức tạp.

4 Trong mỗi trường phái triết học thường có sự đan xen giữa các yếu tố duy vật, duy tâm, biện chứng, siêu hình, vô thần và hữu thần.

Nói chung, triết học Trung Quốc cổ đại có những đóng góp hợp lý vào kho tàng tri thức lịch sử triết học thế giới và đặt nền tảng cho sự phát triển của triết học Trung Quốc sau này. Triết học Trung Quốc cổ đại có ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w