Phân tích hoạt động Tạo độnglực thông qua đánh giá thực hiện công

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần cơ khí ô tô 3-2 (Trang 42 - 44)

Công tác đánh giá thực hiện công việc tại công ty:

Công ty đã thực hiện phân tích và đánh giá công việc, để làm cơ sở trả công khen thưởng người lao động. Nhằm mục đích đánh giá chính xác và đảm bảo công bằng hiệu quả làm việc của người lao động, tạo động lực cho họ nỗ lực làm việc đạt được hiệu quả cao.

Công tác phân tích công việc và đánh giá công việc được thực hiện bởi sự phối hợp giữa phòng Kỹ thuật và phòng nhân chính.

Phòng Kỹ thuật sẽ chịu trách nhiệm: Thu thập các tư liệu, các thông tin quan trọng liên quan đến các công việc của cán bộ công nhân viên trong Công ty, sau đó đánh giá một cách có hệ thống những thông tin thu thập được để làm rõ bản chất từng công việc. Từ đó, xây dựng các văn bản mô tả công việc, các tiêu chuẩn thực hiện công việc nêu rõ : các yêu cầu, nhiệm vụ của công việc ; cách thức thực hiện công việc; những máy móc, dụng cụ được sử dụng ... Các hướng dẫn chi tiết sẽ được xây dựng thành văn bản, làm tiêu chuẩn thực hiện công việc và cơ sở cho công tác ĐGTHCV. Phòng Nhân Chính sẽ thực hiện nhiệm vụ tổng hợp, ĐGTHCV dựa trên việc có thực hiện đúng tiêu chuẩn, mục tiêu nhiệm vụ công việc đề thông qua các bản chấm công.

Tuy nhiên, công tác đánh giá thực hiện công việc của công ty còn có những mặt yếu kém sau :

- Phương pháp xây dựng các tiêu chuẩn thực hiện công việc thường được thực hiện theo phương pháp chỉ đạo tập trung. Các tiêu chuẩn được viết bởi bộ phận chuyên trách và người lãnh đạo bộ phận sẽ phổ biến cho người lao động để thực hiện. Do đó, việc đánh giá chưa thực sự đảm bảo công bằng, chưa có ý kiến của người lao động nên chưa làm cho người lao động cảm thấy hài lòng.

- Việc ĐGTHCV chủ yếu dựa trên bảng chấm công, thời gian thực hiện công việc, nên mới chỉ chú trọng đến số lượng mà chưa thực sự xét đến mặt chất lượng thực hiện công việc của người lao động. Như vậy, sẽ làm cho người lao động làm việc đối phó, ít chú trọng tới hiệu quả công việc, nó chưa thực sự đánh giá hết hiệu quả thực hiện của công việc, làm cho người lao động thấy nản lòng, chưa cảm thấy được thành quả của mình được thừa nhận một cách công bằng, nên sẽ làm giảm động lực lao động.

Mức độ thõa mãn công tác đánh giá thực hiện công việc của công ty.

ĐGTHCV rất quan trọng đối với việc động viên nhân viên, đối với việc phát triển hành vi và thái độ của họ. Giúp truyền đạt thông tin, định hướng mục tiêu của cá nhân cũng như tổ chức, tăng cường mối quan hệ tích cực giữa cấp quản lý và nhân viên cấp dưới. Điều quan trọng trong việc ĐGTHCV là người lao động cảm thấy kết quả công việc của mình có được đánh giá thõa đáng không, sau đây là kết quả điều tra sự đánh giá của người lao động về công tác đánh giá thực hiện công việc của công ty: 6% 16% 68% 10% Tốt Khá Trung bình Kém

Nguồn: Kết quả điểu tra bảng hỏi ( câu 10, phụ lục bảng hỏi)

Biểu đồ 2.9: Đánh giá của người lao động về công tác đánh giá thực hiện công việc của người lao động trong công ty.

Như vậy, qua kết quả đánh giá của người lao động cho thấy vẫn có những người cho rằng công tác đánh giá thực hiện của công ty là kém chiếm 10 % trong tổng số điều tra. Và chỉ có 7 % ý kiến cho rằng công ty đã thực hiện công tác này tốt. ý kiến chung cho rằng việc công tác này đạt hiệu quả ở mức trung bình, tạm chấp nhận được chứ chưa thực sự đem lại cho họ sự hài lòng.

Nhận xét:

Công ty đã tổ chức thực hiện đánh giá công việc, tạo cơ sở cho việc trả lương, đây là yếu tố rất quan trọng vì hình thức trả lương theo sản phẩm, tức dựa trên kết quả thực hiện công việc là hình thức trả lương chính cho người lao động trực tiếp trong công ty.

Tuy nhiên, công tác này ở công ty còn có nhiều bất cập, việc ĐGTHCV còn mang tính hình thức, đánh giá một cách chung chung, mọi thông tin đánh giá chỉ mang tính một chiều từ người quản lý, chưa có ý kiến phản hồi của người lao động. Vì vậy, người lao động vẫn không cảm thấy hài lòng, thõa mãn với sự đánh giá kết quả thực hiện công việc của họ, lãnh đạo không hiểu những khó khăn của nhân viên, làm cho nhân viên có tâm lý bất mãn sau kỳ đánh giá. Do đó sau khi đánh giá, động lực làm việc của người lao động không tăng, mà còn có chiều hướng giảm thậm chí có thái độ bất mãn do sự đánh giá thiếu chính xác, thiếu công bằng của lãnh đạo.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần cơ khí ô tô 3-2 (Trang 42 - 44)