Chính sách giá cả:

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động marketing ở công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ Hà Nội và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác marketing (Trang 91 - 92)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MARKETING.

2.2.2.Chính sách giá cả:

Đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ giá cả không phải là điều quan trọng ki tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm được tiêu thụ bởi chủ yếu là khách hàng nước ngoài, hơn thế nữa, khách hàng đánh giá giá trị sản phẩm không dựa vào đắt hay rẻ. Mà dựa vào những cảm nhận của họ qua giá trị phi vật chất, do vậy cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu phải biết đưa sản phẩm đến đúng nơi có nhu cầu và đưa ra mức giá hợp lý, phù hợp với giá trị cảm nhận của khách hàng. Đối với hàng thủ công mỹ nghệ, giá thành thấp cũng không phải là ưu thế duy nhất trong cạnh tranh toàn cầu, mà chính là sự ổn định về cung cấp và chất lượng. Công ty nên tạo ra được sự độc đáo về sản phẩm và dịch vụ của riêng mình và sản phẩm được bán ở khắp mọi nơi thì chắc chắn sẽ dẫn đến thành công trên thị trường quốc tế.

Cũng như các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam nói chung hiện nay công ty áp dụng giá FOB để xuất khẩu trên cơ sở thoả thuận với khách hàng nước ngoài. Để tránh tình trạng bị ép giá, công ty cần dựng khung giá cho từng loại sản phẩm xuất khẩu trên cơ sở nghiên cứu và phân tích chi phí, giá cả thị trường quốc tế và giá cả của đối thủ cạnh tranh. Đồng thời duy trì mức giá bán trên cơ sở cải tiến chất lượng nhờ đó tạo ra quan hệ giá cả chất lượng tốt hơn, có lợi hơn cho

khách hàng và do đó nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế của công ty.

Để có ít rủi ro ảnh hưởng đến giá bán, công ty cũng cần có các biện pháp bảo đảm tỷ giá hối đoái thích hợp với khả năng cua mình.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động marketing ở công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ Hà Nội và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác marketing (Trang 91 - 92)