0
Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Tăng mức ưu đãi đầu tư sản xuất kinh doanh mặt hàng thủ công mỹ nghệ.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING Ở CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG TIÊU DÙNG VÀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TÁC MARKETING (Trang 99 -101 )

II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC.

3. Tăng mức ưu đãi đầu tư sản xuất kinh doanh mặt hàng thủ công mỹ nghệ.

mỹ nghệ.

Với hệ thống chính sách khuyến khích, ưu đãi hiện hành, thì trong sản xuất kinh doanh nội địa các mặt hàng thủ công mỹ nghệ các ngành nghề truyền thống được ưu đãi ở mức cao hơn các hàng thủ công mỹ nghệ khác không thuộc các ngành truyền thống. Nhưng trong trường hợp xuất khẩu, nếu xuất khẩu đạt trên 30% giá trị hàng hoá sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì múc ưu đãi không có gì khác biệt giữa

hàng thủ công mỹ nghệ thuộc ngành nghề truyền thống và các hàng hoá xuất khẩu khác.

Dự án xuất khẩu kinh doanh mặt hàng thủ công mỹ nghệ thuộc ngành nghề truyền thống danh mục A có sử dụng nhiều lao động, được miễn ba năm thuế thu nhập doanh nghiệp và giảm 50% cho bốn năm tiếp theo.

Sửa đổi bổ sung các quy định cho vay vốn, nhất làvốn ưu đãi

Theo nghị định 43/1999 NĐ - CP ngày26/6/1999 của Chính phủ về tín dụng, đầu tư phát triển của Nhà nước, thì những dự án đầu tư tại các vùng khó khăn trong đó có dự án sản xuất hàng xuất khẩu đặc biệt là các dự án sử dụng nhiều lao động mới được vay từ qỹ hỗ trợ phát triển của Nhà nước.

Vì vậy, đề nghị Chính phủ mở rộng thêm việc cho vay vốn từ quỹ này đối với các dự án sxkd thuộc các ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống đã được quy định trong danh mục A, không kể là dự án đầu tư tại vùng, đồng thời các dự án này được áp dụng chính sách “ hỗ trợ lãi suất sau đầu tư “ theo quy định tại Nghị định 43 nêu trên hoặc được quỹ này bảo lãnhtín dụng đầu tư.

Trường hợp đầu tư sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu còn có thể được quỹ hỗ trợ xuất khẩu của quốc gia cấp tín dụng xuất khẩu ưu đãi và bảo lãnh tín dụng xuất khẩu.

Chính sách khuyến khích, ưu đãi hiện có đối với các ngành nghề truyền thống ( theo luật khuyến khích đầu tư trong nước ) là áp dụng cho các dự án đầu tư thành lập mới hoặc mở rộng các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ.

Thực trạng hiện nay là các đơn vị sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ đều thiếu vốn, không vay được vốn hoặc không đủ sức sản xuất kinh doanh có hợp đồng xuất khẩu đạt mức 50.000 USD trở lên, đề nghị Chính phủ cho hưởng các ưu đãi về vốn kinh doanh. Được ngân hàngưu tiên cho vay đủ vốn sản xuất kinh doanh theo

hợp đồng đã ký.

Sau khi thực hiện hợp đồng, được qỹu hỗ trợ phát triển của Nhà nước hoặc quỹ hỗ trợ xuất khẩu hỗ trợ lãi suất theo quy định tại nghị định 43/1999/NĐ - CP ngày 29/6/1999 tức là hỗ trợ 50% lãi suất trên số vốn thực tế đã vay tại ngân hàng

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING Ở CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG TIÊU DÙNG VÀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TÁC MARKETING (Trang 99 -101 )

×