Hoạt động khám phá:

Một phần của tài liệu Tải Giáo án Đạo đức lớp 1 sách Chân Trời Sáng Tạo (Trọn bộ cả năm) - HoaTieu.vn (Trang 90 - 95)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A TIẾT

2. Hoạt động khám phá:

2.1. Hoạt động khám phá 1 - Xem hình và trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: Nêu được các tai nạn thương tích có thể xảy ra trong sinh hoạt hằng ngày ở nhà

b. Cách thực hiện

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Bước 1: Chiếu các vật dụng (bàn ủi, cưa, dao, ổ cắm điện, bộ đồ dùng làm móng, xích đu) lên màn hình, mời học sinh nêu tên vật dụng.

Bước 2: Thảo luận nhóm 4 - Giáo viên nêu câu hỏi:

+ Những vật dụng này có thể gây tai

nạn, thương tích gì?

+ Cần làm gì để phòng, tránh tai nạn, thương tích khi sử dụng những vật dụng đó?

- Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm.

Bước 3: Hoạt động toàn lớp

- Mời đại diện các nhóm trình bày. - Mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến phần thảo luận của nhóm bạn.

- GV nhận xét, bổ sung.

- Học sinh thảo luận nhóm 4. - Đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến phần thảo luận của nhóm bạn. c. Dự kiến sản phẩm:

- Tên các tai nạn, thương tích có thể gây ra từ bàn ủi, cưa, dao, ổ cắm điện, bộ đồ dùng làm móng, xích đu.

- Biện pháp để phòng, tránh tai nạn, thương tích khi sử dụng bàn ủi, cưa, dao, ổ cắm điện, bộ đồ dùng làm móng, xích đu.

d. Kết luận:

Vật dụng Nguy cơ Cách phòng, tránh

Bàn ủi Gây bỏng, gây cháy, điện

giật, rơi trúng chân... Điều chỉnh nhiệt độ thích hợp vớitừng loại quần áo, khi không sử dụng phải đặt đúng vị trí...

Cái cưa Gây thương tích, chảy máu,

nhiễm khuẩn, uốn ván, mạt cưa bay vào mắt, mũi...

Không lại gần chỗ cưa đang hoạt động, đứng xa để mạt cưa không bay vào mắt mũi...

Dao Gây đứt tay, chảy máu Sử dụng đúng mục đích, không vừa

Ổ cắm điện Điện giật Không sử dụng khi tay đang ướt, che kín khi không sử dụng, không thò tay, bút, đồ chơi vào ổ điện

Bộ dụng cụ

làm móng Đứt tay, chân; đâm vào taychân; đâm vào tai... Sử dụng đúng mục đích, không tự ýtháo rời

Xích đu Bị ngã Không đứng lên, đùa nghịch trên

xích đu; đu đưa với tốc độ vừa phải. Các em còn nhỏ, chưa thể tự mình sử dụng các dụng cụ trên. Nếu có nhu cầu sử dụng phải có sự giúp đỡ, hướng dẫn, quan sát chặt chẽ của người lớn. Tuyệt đối không tự sử dụng các vật dụng trên theo ý mình.

2.2. Hoạt động khám phá 2 - Thảo luận

a. Mục tiêu:

- Nêu được cách phòng tránh tai nạn thương tích khi sử dụng cầu thang, bậc thềm, thang cuốn.

- Nêu được nguy cơ và cách phòng tránh tai nạn, thương tích trong một số tình huống cụ thể.

b. Cách thực hiện:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Bước 1: Lần lượt chiếu hình cầu thang, bậc thềm, thang cuốn. Hỏi học sinh: Em đã thấy cầu thang, bậc thềm, thang cuốn ở những đâu?

Bước 2: Thảo luận nhóm đôi theo tổ - Chia lớp thành 3 tổ.

- Mỗi tổ thảo luận 01 bức tranh trong SGK/tr.54: Cần làm gì để phòng, tránh tai nạn, thương tích khi sử dụng cầu

- Học sinh trả lời câu hỏi theo hiểu biết của bản thân.

thang/ bậc thềm/ thang cuốn?

- Học sinh thảo luận theo nhóm đôi theo nội dung đã được phân công. Bước 3: Thảo luận nhóm 6

- Mỗi học sinh nhận 1 bông hoa.

- Cả lớp vừa hát vừa di chuyển về nhóm mới. (Các bông hoa cùng loại về chung 1 nhóm)

- Yêu cầu học sinh chia sẻ nội dung vừa thảo luận trước đó cho cả nhóm cùng nghe.

Bước 4: Hoạt động toàn lớp

- Tổ chức cho các nhóm trình bày và nhận xét, góp ý bổ sung lẫn nhau. - Giáo viên chốt lại cách phòng, tránh tai nạn, thương tích khi sử dụng cầu thang/ bậc thềm/ thang cuốn, nhận xét sự tham gia của học sinh.

Bước 5: Mô tả tình huống

- Lần lượt chiếu hình ảnh các tình huống trong SGK lên bảng.

- Học sinh thảo luận nhóm đôi theo nội dung đã được phân công.

- Học sinh vừa hát vừa di chuyển về nhóm mới.

- Học sinh chia sẻ nội dung vừa thảo luận trước đó cho cả nhóm cùng nghe.

- Các nhóm trình bày và nhận xét, góp ý bổ sung lẫn nhau.

- Học sinh mô tả tình huống:

+ Hình 1: Bạn gái đứng trên ghế với ra ngoài lan can.

+ Hình 2: Bạn trai trèo cây hái quả. + Hình 3: Bé trai cầm phích cắm để

Bước 6: Thảo luận nhóm đôi - Giáo viên nêu câu hỏi:

+ Việc làm của các bạn có thể gây tai nạn thương tích gì?

+ Cần làm gì để phòng tránh tai nạn, thương tích đó?

- Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi.

Bước 7: Hoạt động toàn lớp

- Tổ chức cho đại diện các nhóm trình bày.

- Tổ chức cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến phần thảo luận của nhóm bạn.

- GV nhận xét, bổ sung.

cắm vào ổ điện.

+ Hình 4: Bạn nam kéo xích đu về phía sau, phía trước là em bé.

- Học sinh thảo luận nhóm đôi.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến phần thảo luận của nhóm bạn. c. Dự kiến sản phẩm:

- Các biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích khi sử dụng cầu thang, bậc thềm, thang cuốn.

- Lời mô tả tình huống thể hiện trong các tranh ở SGK/Tr.54

- Những nguy cơ và cách phòng tránh tai nạn, thương tích trong các tình huống ở SGK/Tr.54.

Phải cẩn thận khi sử dụng cầu thang, bậc thềm, thang cuốn và các vật dụng trong sinh hoạt để phòng, tránh tai nạn, thương tích.

Một phần của tài liệu Tải Giáo án Đạo đức lớp 1 sách Chân Trời Sáng Tạo (Trọn bộ cả năm) - HoaTieu.vn (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)