III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A TIẾT
3. Hoạt động luyện tập
3.1. Hoạt động luyện tập 1 - Xử lí tình huống
a. Mục tiêu:
- Biết xử lí tình huống liên quan đến việc phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt.
- Bước đầu biết điều chỉnh và nhắc nhở bạn bè, người thân cùng thực hiện những hành vi an toàn khi tiếp xúc, sử dụng các vật dụng để phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bước 1: Mô tả tình huống
- Giáo viên lần lượt chiếu các hình trong SGK/Tr57.
- Mời học sinh mô tả tình huống:
Bước 2: Sắm vai theo nhóm đôi
- Giáo viên nêu yêu cầu: Em sẽ khuyên bạn thế nào trong những tình huống trên?
- Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm đôi, sắm vai thể hiện lời khuyên bạn phù hợp với tình huống.
Bước 3: Hoạt động toàn lớp
- Tổ chức cho một số nhóm học sinh thực hành sắm vai trước lớp.
- Tổ chức cho các nhóm nhận xét, góp ý phần xử lí tình huống của nhóm bạn. - Giáo viên nhận xét.
- Học sinh mô tả tình huống:
+ Hình 1: Bạn nam chỉ vào bàn ủi đang nóng.
+ Hình 2: Bạn nam vừa đi vừa cầm dao.
+ Hình 3: Bạn nam chơi diêm.
+ Hình 4: Bạn nam vừa cắm sạc vừa chơi điện thoại.
- Học sinh làm việc theo nhóm đôi, sắm vai thể hiện lời khuyên bạn phù hợp với tình huống.
- Học sinh thực hành sắm vai trước lớp.
- Các nhóm nhận xét, góp ý phần xử lí tình huống của nhóm bạn.
- Lời mô tả tình huống thể hiện trong các tranh ở SGK/Tr.57. - Lời khuyên bạn phù hợp với các tình huống ở SGK/Tr.57. d. Kết luận:
Trong đời sống sinh hoạt hằng ngày có ẩn chứa rất nhiều nguy cơ gây tai nạn, thương tích. Em cần nhắc nhở bạn bè, người thân cẩn thận khi sử dụng các vật dụng để phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt.
3.2. Hoạt động luyện tập 2 - Liên hệ bản thân
a. Mục tiêu:
- Nhận thức và điều chỉnh hành vi để phòng, tránh tai nạn thương tích trong sinh hoạt.
- Xác định được những việc cần làm để phòng tránh tai nạn trong sinh hoạt. b. Cách thực hiện:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giáo viên nêu yêu cầu:
+ Hãy kể lại 01 tai nạn trong sinh hoạt em đã gặp. (Đó là tai nạn gì? Tác hại của nó ra sao?)
+ Em sẽ làm gì để không gặp phải tai nạn đó nữa?
- GV nhận xét, góp ý điều chỉnh (nếu cần).
- Học sinh xung phong chia sẻ trước lớp.
- Học sinh trong lớp nhận xét, góp ý phần trình bày của bạn.
c. Dự kiến sản phẩm:
- Câu chuyện kể của học sinh về một tai nạn đã từng gặp. - Biện pháp phòng, tránh để không gặp phải tai nạn đó. d. Kết luận:
Nếu chúng ta chủ động phòng, tránh, chúng ta sẽ không gặp phải những tai nạn, thương tích trong sinh hoạt.