III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A TIẾT
3. Hoạt động củng cố Làm vở bài tập Đạo đức
a. Mục tiêu: Củng cố nội dung tiết học b. Cách thực hiện:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài tập 1, 2 trong VBT.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đổi vở sửa bài.
- Nhận xét đánh giá mức độ nhận thức của học sinh.
- Học sinh làm bài tập cá nhân. - Học sinh đổi vở sửa bài.
c. Dự kiến sản phẩm:
- Hoàn thành bài tập 1, 2 trong vở bài tập Đạo đức. d. Kết luận:
Trong sinh hoạt hằng ngày, có rất nhiều tình huống có thể dẫn đến tai nạn, thương tích. Vì vậy, các em cần lưu ý để phòng, tránh tai nạn thương tích cho bản thân mình.
B. TIẾT 2
1. Hoạt động khởi động - Xem phóng sự
a. Mục tiêu: Chuẩn bị tâm thế cho học sinh bước vào bài học. b. Cách thực hiện:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Bước 1: Xem clip phóng sự
ngắn về 1 tai nạn ở trẻ em trong sinh hoạt hằng ngày. (Từ phút 1:34 đến 2:48)
https://vtv.vn/suc- khoe/lien- tiep- xay- ra- tai- nan- nguy- hiem- o- tre- nho- 20200428104827203.htm
Bước 2: Khai thác nội dung clip
- Bạn nhỏ trong đoạn phim vừa xem gặp tai nạn gì?
- Nguyên nhân do đâu? - Hậu quả thế nào?
- Học sinh trả lời: Bạn nuốt phải 3 viên bi sắt, đau bụng, tím tái.
- Học sinh trả lời: Vừa ngậm đồ chơi vừa xem ti vi.
- Học sinh trả lời: Bị hoại tử ruột, bác sĩ phải phẫu thuật để lấy dị vật ra. c. Dự kiến sản phẩm:
Câu trả lời của học sinh cho các câu hỏi của giáo viên. d. Kết luận:
Đây chỉ là 1 trong những tai nạn mà các em có thể gặp phải trong sinh hoạt hằng ngày. Mỗi ngày trong quá trình sinh hoạt, có rất nhiều tình huống ẩn chứa những nguy cơ gây tai nạn, thương tích. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm một số tình huống thường gặp trong sinh hoạt hằng ngày có nguy cơ gây tai nạn, thương tích qua bài: "Phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt" (tiếp theo).