Giải pháp nâng cao chất lượng thông tin BCTC của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng

Một phần của tài liệu Xem nội dung Tạp chí số 33 tại đây (Trang 31 - 32)

các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Với nhóm nhân tố chủ quan để nâng cao chất lượng BCTC, mấu chốt là ở ý thức của doanh nghiệp. Chỉ khi doanh nghiệp mong muốn trình bày BCTC trung thực, minh bạch, không phục vụ mục đích riêng mà hướng tới sự phát triển bền vững, an toàn tài chính, bảo toàn vốn thì chất lượng BCTC mới được cải thiện căn bản. Với doanh nghiệp cần tăng cường công tác đào tạo nhân viên để có thể nâng cao năng lực, kịp thời cập nhật các quy định mới của pháp luật trong lĩnh vực tài chính. Doanh nghiệp cần có tư duy lập BCTC toàn vẹn, càng trung thực thì càng hỗ trợ tốt cho nhà quản trị trong việc ra quyết định, chứ không chỉ lập BCTC cho các đối tượng bên ngoài. Và chủ doanh nghiệp cũng cần nhận thức rõ về việc phát triển bền vững chứ không theo hướng đối phó, làm sai lệch thông tin, thì chỉ có giá trị tức thời trong ngắn hạn (nếu chưa được cơ quan chức năng và cổ đông phát hiện các sai phạm nếu có).

Với nhóm nhân tố khách quan, trước tiên là hệ thống chuẩn mực, văn bản hiện hành về phản ánh, xử lý, lập và trình bày các chỉ tiêu trên BCTC thì các cơ quan chức năng cần xây dựng, hoàn thiện theo hướng tiến sát gần với chuẩn mực quốc tế. Bởi Chuẩn mực và thông lệ quốc tế luôn nhắc tới BCTC vì mục đích chung, phục vụ người đọc BCTC nói chung, phục vụ công chúng chứ không phải phục vụ mục đích của cá nhân doanh nghiệp. Việc nâng cao chất lượng BCTC cần đảm bảo “không thể, không dám và không muốn” làm sai lệch các BCTC. “Không thể” được nói ở góc độ chính sách minh bạch nên doanh nghiệp không thể tự ý bóp méo. Doanh nghiệp “không dám” vì nếu bóp méo, xuyên tạc chính việc lập BCTC cũng sẽ đơn giản hơn nhiều, tuy nhiên quá

trình lập chứng từ, phản ánh đúng bản chất nghiệp vụ kinh tế phát sinh vẫn luôn cần nhân viên kế toán có trình độ chuyên môn, nắm bắt và cập nhật thường xuyên chế độ, chuẩn mực và các thông tư hiện hành trong việc lập và trình bày các chỉ tiêu, thông tin trong BCTC. Bên cạnh đó, kiểm soát nội bộ hay bộ phận kiểm toán nội bộ của tổ chức cũng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng thông tin trong BCTC. Bởi lẽ kiểm soát nội bộ hay kiểm toán nội bộ chính là cánh tay nối dài của nhà quản trị doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa, phát hiện, khắc phục sửa chữa các sai phạm gặp phải trong hệ thống đặc biệt là lĩnh vực tài chính. Nếu kiểm soát nội bộ không làm hết trách nhiệm thì khả năng sai sót số liệu do tính toán là rất cao, hoặc cũng có thể những gian lận trong việc công bố thông tin không chỉ cho bên ngoài mà cho chính nhà quản trị doanh nghiệp bị ảnh hưởng rất mạnh. Như vậy, trình độ, năng lực của nhân viên kế toán, kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong tổ chức là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới độ tin cậy của BCTC.

Nhân tố thứ 2, nhân tố chi phối mạnh tới chất lượng BCTC của tổ chức lại là quan điểm của Hội đồng quản trị hay nhữngngười đứng đầu tổ chức trong việc trình bày và công bố thông tin BCTC. Đối với các công ty niêm yết thông thường họ có xu hướng làm đẹp BCTC, nghĩa là họ muốn giấu lỗ. Các công ty niêm yết do chịu áp lực từ cổ đông, do muốn nâng đỡ giá cổ phiếu nên BCTC cũng phải “đẹp”. Một trong những điều kiện để được niêm yết là phải có lãi 2 năm liên tục trước khi lên sàn nên các doanh nghiệp đó cũng muốn có một BCTC “đẹp”. Một số những “thủ thuật” cơ bản của các doanh nghiệp để giấu lỗ là những khoản tổn thất thì họ lại ghi nhận vào mục chi phí trả trước để phân bổ dần, nghĩa là chi phí và những khoản tổn thất thật sự sẽ được ghi nhận một cách từ từ và treo trên Bảng cân đối kế toán thay vì ghi nhận như một khoản lỗ của Báo cáo kết quả kinh doanh, việc không trích lập đủ các khoản dự phòng khi bản chất là phải trích lập sẽ làm giảm gánh nặng chi phí, và lợi nhuận; hoặc ghi nhận rất ít giá vốn trong khi ghi nhận doanh thu khi chưa đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của Chuẩn mực kế toán và đẩy vào các khoản phải thu (trong khi đó các khoản phải thu thì việc xác nhận thông tin trong quá trình kiểm toán có nhiều bất cập nếu có sự thông đồng và gian lận hệ thống…). Tất cả những ví dụ trên đều nhằm mục đích làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp dẫn đến BCTC bị bóp méo theo hướng lãi giả - lỗ thật. Nguyên nhân chủ yếu làm cho BCTC giảm bớt sự trung thực và minh bạch là do ý muốn chủ quan của doanh nghiệp, cố tình gian lận để trình bày BCTC theo mục đích riêng của từng doanh nghiệp, tức là muốn giấu lãi hoặc giấu lỗ. Để điều này xảy ra, rõ ràng nhân viên kế toán không thể tự ý tạo ra những thông tin sai lệch sự thật mà phải có sự đồng thuận hoặc “chỉ đạo” của nhà lãnh đạo cấp cao.

Nhân tố thứ ba là trình độ chuyên môn, năng lực của Kiểm toán viên (KTV) trong quá trình kiểm toán một số KTV chưa thật sự tốt về chuyên môn nên có thể bỏ sót một số sai phạm trọng yếu mà doanh nghiệp cố tình che giấu trên BCTC. Hoặc cũng có thể với những chi phối trong quá trình kiểm toán về kinh tế, hoặc quan hệ tình cảm dẫn tới những vi phạm về đạo đức nghề nghiệp của KTV trong quá trình kiểm toán dẫn tới việc KTV đưa ra những đánh giá không phù hợp về thông tin trình bày trên BCTC.

Nhóm nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới chất lượng thông tin trên BCTC xuất phát từ cả yếu tố con người trong tổ chức và cả KTV ở bên ngoài tổ chức, tuy nhiên nhân tố ảnh hưởng chi phối mạnh nhất là nhân viên trong tổ chức mà đặc biệt là

những nhà lãnh đạo cấp cao nhất của tổ chức. Các nghiên cứu cũng chỉ ra nhóm nhân tố này có tác động cùng chiều với chất lượng của BCTC, tức là khi nhân viên có trình độ chuyên môn tốt, nhà quản trị cấp cao có quan điểm minh bạch trong công bố thông tin và kiểm toán viên thực hiện kiểm toán BCTC có đạo đức nghề nghiệp và chuyên môn tốt thì chất lượng BCTC cung cấp cho các nhà đầu tư sẽ tăng cao và có độ tin cậy hơn rất nhiều.

2.2. Nhóm nhân tố khách quan

Xét về các nhân tố khách quan ảnh hưởng tới chất lượng BCTC của các doanh nghiệp niêm yết, tác giả xin được đề cập tới những nhân tố: Hệ thống chuẩn mực, các quy định hiện hành có liên quan về lập và trình bày BCTC; quy mô doanh nghiệp; quản trị công ty; loại công ty kiểm toán tham gia kiểm toán BCTC của doanh nghiệp niêm yết.

Thứ nhất, với hệ chuẩn mực, quy định hiện hành là trụ cột và xương sống trong việc lập và trình bày BCTC của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn một số quy định của pháp luật chưa thật sự rõ ràng, và còn có những khoảng cách với chuẩn mực và thông lệ quốc tế trong việc lập và trình bày BCTC dẫn tới việc chưa phản ánh đúng bản chất tình hình tài chính của doanh nghiệ. Điển hình như, theo PGS.TS Võ Văn Nhị & ThS. Lê Hoàng Phúc, “khác biệt cơ bản nhất là VAS chưa có quy định cho phép đánh giá lại tài sản và nợ phải trả theo giá trị hợp lý tại thời điểm báo cáo. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc kế toán các tài sản và nợ phải trả được phân loại là công cụ tài chính, làm suy giảm tính trung thực, hợp lý của BCTC và chưa phù hợp với IAS/IFRS; VAS 21 không quy định trình bày báo cáo biến động vốn chủ sở hữu thành một báo cáo riêng biệt như IAS 1, mà chỉ yêu cầu trình bày trong thuyết minh BCTC”. Ngoài ra, chế độ kế toán Việt Nam quy định mẫu biểu báo cáo một cách cứng nhắc, làm triệt tiêu tính linh hoạt và đa dạng của hệ thống BCTC, trong khi IAS/ IFRS không đưa ra mẫu biểu cụ thể của báo cáo…Đồng thời, thực tế các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của doanh nghiệp thường xuyên thay đổi, nên có thể có những thời điểm hệ thống chuẩn mực, hoặc quy định hiện hành không còn phù hợp với thực tế trong việc phản ánh đúng bản chất tình hình tài chính của doanh nghiệp. Cụ thể, tài sản của doanh nghiệp thường xuyên biến đổi giá trị và trong nền kinh tế thị trường, việc chuyển hóa mục đích sử dụng tài sản hoặc trao đổi diễn ra liên tục, trong khi đó VAS 3 chỉ cho phép đánh giá lại tài sản cố định là bất động sản, nhà xưởng và thiết bị trong trường hợp có quyết định của Nhà nước, đưa tài sản đi góp vốn liên doanh, liên kết, chia tách, sáp nhập doanh nghiệp và không được ghi nhận phần tổn thất tài sản hàng năm. Trong khi đó, theo IAS 16, doanh nghiệp được phép đánh giá lại tài sản theo giá thị trường và được xác định phần tổn thất tài sản hàng năm, đồng thời được ghi nhận phần tổn thất này theo quy định tại IAS 36. Chính vì vậy, hệ thống chuẩn mực, quy định hiện hành cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng thông tin trên BCTC của doanh nghiệp.

Thứ hai, quy mô của doanh nghiệp ảnh hưởng tới chất lượng BCTC. Quy mô của doanh nghiệp thể hiện ở tổng tài sản, tổng nguồn vốn, số lượng lao động. Tuy nhiên khi xem xét sức khỏe tài chính của doanh nghiệp thì không chỉ xem xét sự biến động quy mô về mặt số lượng mà cần theo dõi những thông tin phản ánh hiệu quả và chất lượng của quá trình kinh doanh như: lợi nhuận, sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu, sức sinh lợi của tổng tài sản…Khi quy mô của doanh nghiệp càng lớn thì số lượng nghiệp vụ phát sinh tăng, đối tượng theo dõi của kế toán cũng tăng, tính chất phức tạp trong xử lý nghiệp vụ, trong tổng hợp và lên báo cáo cũng tăng cao nên độ tin cậy của BCTC sẽ ảnh hưởng. Qua các

Một phần của tài liệu Xem nội dung Tạp chí số 33 tại đây (Trang 31 - 32)