Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Xem nội dung Tạp chí số 33 tại đây (Trang 45)

Học kỳ phụ là một phần của năm học, tổ chức trong hè và được thiết kế nhằm giúp sinh viên đăng ký học cải thiện điểm, học lại các môn hoặc đăng kí học vượt sau khi tham khảo ý kiến của cố vấn học tập.

Quản lý đào tạo là việc tổ chức và điều khiển các hoạt động liên quan đến đào tạo theo những yêu cầu của cơ quan chức năng liên quan có thẩm quyền giúp cho người học trở nên có năng lực, có khả năng làm việc theo những tiêu chuẩn nhất định.

Nghiên cứu này được lập ra để tạo ra được phương án tổ chức quản lý đào tạo cho học kỳ phụ tại trường đại học Kiến trúc Hà Nội sao cho tiết kiệm thời gian và chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng dạy và học.

Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu của học kỳ phụ từ năm 2011-2017 của Trường đại học Kiến trúc Hà Nội. Nhóm nghiên cứu đã thu thập tài liệu về học kỳ phụ và các thông tin tổ chức quản lý học kỳ phụ của 8 trường đại học phía bắc. Nhóm tác giả chọn đối tượng nghiên cứu bao gồm chương trình đào tạo, thời khóa biểu, số lượng sinh viên, các phương pháp ứng dụng công nghệ trong khi quản lý và tổ chức đào tạo từ năm 2011 đến năm 2017. Từ đó tổng kết thực trạng đào tạo trong các học kỳ phụ của các năm trước, thống kê các giải pháp về hình thức đăng kí học kỳ phụ cho sinh viên; tìm hiểu số lượng thí sinh đăng kí ảo, cách thức thành lập thời khóa biểu cho sinh viên… và tìm ra nguyên nhân dẫn

đến hiệu quả không cao của học kỳ phụ trong những năm qua. Từ các kết quả đó để đưa ra giải pháp phù hợp cho học kỳ phụ tại Trường.

Sau khi phân tích dữ liệu nhóm nghiên cứu thấy tại học kỳ phụ trong giai đoạn 2011 -2017 đã có những hạn chế như sau:

- Về mặt quản lý hành chính vẫn còn sự chồng chéo giữa các phòng ban chức năng

- Quản lý và tổ chức đào tạo vẫn còn một số bất cập trong việc tạo lớp, thời khóa biểu, thanh quyết toán hợp đồng

- Số lượng sinh viên đăng kí ảo cao

Một phần của tài liệu Xem nội dung Tạp chí số 33 tại đây (Trang 45)