Phát triển đô thị bền vững –

Một phần của tài liệu Xem nội dung Tạp chí số 33 tại đây (Trang 39)

được nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu rất nhiều và đa chiều theo đối tượng nghiên cứu. Sự phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ của các thành phố cũng tạo ra nhiều vấn nạn, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đô thị trong tương lai. Bài viết này đưa ra cách tiếp cận riêng dựa trên các nguyên tắc chung để hiểu được thực trạng phát triển đô thị nước ta hiện nay và phương hướng để có thể tiến tới xây dựng các đô thị một cách bền vững trong thời gian tới.

Từ khóa: phát triển bền vững, phát triên đô thị bền vững, quản lý đô thị, quy hoạch đô thị, kinh tế đô thị, môi trường đô thị lý đô thị, quy hoạch đô thị, kinh tế đô thị, môi trường đô thị

Abstract

Sustainable development is increasingly becoming a center of development in all sectors when society has entered the 21st development in all sectors when society has entered the 21st century. Countries in the world are aiming to build and develop cities in a sustainable way. Sustainable urban development has been studied extensively and multidimensional by the study subjects by many domestic and foreign scholars. The strong development and growth of cities have also created many problems that affect the sustainable development of the city in the future. This article will offer a separate approach based on common principles to understand the current state of urban development in our country and the direction to move towards sustainable urban construction in the future.

Key words: sustainable development, sustainable urban development, urban management, urban planning, urban development, urban management, urban planning, urban economy, urban environment

TS. Lê Thu Giang

Bộ môn Quản lý dự án và Kinh tế đô thị Khoa quản lý đô thị

Email: lethugiang25@gmail.com Điện thoại: 0977686586

Ngày nhận bài: 16/9/2017 Ngày sửa bài: 26/10/2017 Ngày duyệt đăng: 11/02/2019

1. Phát triển đô thị bền vững

Phát triểu bền vững được hiểu là gì?

Hiện nay khái niệm Phát triển bền vững (sustainable development) ngày càng phổ biến và từng bước gây ảnh hưởng, làm thay đổi chính sách phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới.

Năm 1987, định nghĩa do ủy ban Brundtland nêu ra khái niệm phát triển bền vững như sau: “Một sự phát triển vừa có thể thích hợp với thời đại ngày nay, vừa không ảnh hưởng tới việc thỏa mãn của con cháu đời sau”.

Năm 1992, Hội nghị Thượng đỉnh vể trái đất tại Rio de Janeiro với chủ đề “Môi trường và trái đất” đã đưa ra Chương trình Nghị sự 21, với một kế hoạch chi tiết nhằm xem xét lại sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ về công bằng xã hội và bảo vệ môi trường và nghiêm túc nghiên cứu vấn đề “phát triển bền vững”. Một trong số các nguyên tắc quan trọng nhất được nêu ra cho phát triển bền vững là: “Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ trong tương lai”.

Như vậy, phát triển bền vững (PTBV) được hiểu đó là một quá trình dàn xếp, thỏa hiệp các hệ thống kinh tế, tự nhiên và xã hội, tức là phát triển bền vững phải đảm bảo 3 mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường hài hòa với nhau (H.Barton, International institute for environment and development - IIED)

Phát triển bền vững yêu cầu phải đảm bảo sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định cho phép, tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên trái đất.

Phát triển bền vững còn có yếu tố xã hội hướng đến sự công bằng, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con người; cố gắng cho tất cả mọi người có cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và điều kiện sống chấp nhận được.

Yếu tố kinh tế đóng một vai trò không thể thiếu trong phát triển bền vững. Nó đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế, tăng trưởng kinh tế nhằm nâng cao đời sống thu nhập của người dân và quốc gia góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Một quốc gia giàu mạnh, người dân có cuốc sống vật chất đầy đủ sẽ nhận thức đầy đủ hơn về phát triển bền vững.

Phát triển đô thị bền vững là gì?

Trên thực tế, khái niệm “phát triển đô thị bền vững” rất đa dạng. Về quản lý hành chính đô thị, đó là mối quan hệ giữa cơ quan công quyền và người dân; về môi trường đó là thái độ ứng xử của thế hệ hiện tại trong việc khai thác tài nguyên để dành lại cho các thế hệ mai sau, ... Hơn nữa, mỗi quốc gia tùy theo từng đặc điểm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội ở mỗi giai đoạn lại đưa ra những định nghĩa cũng như các tiêu chí riêng của mình.

Trên cơ sở nguyên lý PTBV, với đặc thù của đô thị khái niệm phát triển đô thị bền vững (PTĐTBV) dựa trên nguyên tắc hợp nhất: Kinh tế đô thị; xã hội đô thị; môi trường sinh thái đô thị; cơ sở hạ tầng đô thị; không gian đô thị (chứa đựng yêu cầu không gian của các thành phần trên trừ thành phần mềm); quản lý đô thị (thành phần mềm), nhằm đảm bảo yêu cầu: công bằng, sống tốt và tính bền vững.

Một phần của tài liệu Xem nội dung Tạp chí số 33 tại đây (Trang 39)