Lê Công Thành

Một phần của tài liệu Xem nội dung Tạp chí số 33 tại đây (Trang 41)

Tóm tắt

Tóm tắt

Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ Khoa Quản lý đô thị Điện thoại: 0917317060 Email: thanhxd2610@gmail.com

Ngày nhận bài: 30/5/2017 Ngày sửa bài: 10/6/2017 Ngày duyệt đăng: 11/2/2019

1. Đặt vấn đề

Trong những năm gần đây, đầu tư xây dựng ở nước ta không ngừng tăng nhanh cả về quy mô lẫn lĩnh vực đầu tư, làm cho nhu cầu thi công xây dựng công trình cũng tăng lên không ngừng. Do đó, các nhà thầu thi công xây dựng nói chung với năng lực của mình đã trúng thầu rất nhiều gói thầu thi công xây dựng với các loại công trình khác nhau thuộc các nguồn vốn khác nhau. Đồng thời, cơ hội trên cũng đặt ra thách thức với các nhà thầu thi công xây dựng là phải quản lý nhiều gói thầu thi công xây dựng trong cùng một thời điểm, trong đó đặc biệt phải kể đến là công tác quản lý thực hiện hợp đồng, bởi hợp đồng xây dựng không chỉ là cơ sở để thanh toán mà còn là cơ sở để giải quyết các vấn đề khi có tranh chấp xảy ra. Xuất phát từ thực tiễn trên, bài báo đưa ra giải pháp sử dụng dụng đường cong ngân sách kết hợp với phương pháp quản lý giá trị thu được EVM (Earned Value Management) để kiểm soát toàn diện khối lượng, chi phí, tiến độ thực hiện và điều chỉnh thực hiện hợp đồng thi công xây dựng.

2. Thiết lập đường cong ngân sách để quản lý chi phí thực hiện hợp đồng

Ngân sách là một kế hoạch tài chính tổng thể cho một hợp đồng, nó phản ánh các khoản thu, chi theo kế hoạch, có sự phân bổ theo khoản mục trong một khoảng thời gian nhất định [3]. Ngân sách là một thước đo chuẩn để đo lường các kết quả hoạt động của các bộ phận sản xuất và quản lý trong việc tổ chức thực hiện hợp đồng thi công xây dựng. Đối với các nhà thầu, việc quản lý thực hiện hợp đồng thi công xây dựng được coi là thành công khi đạt được các yêu cầu đặt ra trong hợp đồng, thỏa mãn được các mục tiêu trong khuôn khổ ngân sách đã hoạch định. Ngân sách cũng là một công cụ hữu ích cho việc xác định những sai khác so với kế hoạch thực hiện theo hợp đồng, mức độ của sai khác và nguồn gốc của chúng, xác định các hạn chế về nguồn lực để thực hiện hợp đồng. Do đó, ngân sách là cơ sở cho các hệ thống kiểm soát chi phí và tiến độ của gói thầu theo hợp đồng thi công xây dựng đã kí kết.

Ngân sách chi phí thực hiện hợp đồng thường được thể hiện dưới dạng đường cong chữ S. Ngân sách chi phí thực hiện hợp đồng được thể hiện theo dạng đồ thị như hình 1.

Đường cong ngân sách chi phí thực hiện hợp đồng theo kế hoạch chỉ ra thời điểm bắt đầu, kết thúc việc thi công xây dựng theo hợp đồng. Đường cong ngân sách chi phí thực hiện hợp đồng được vẽ ra theo tiến độ thi công dự định, thể hiện luồng tiền của hợp đồng theo từng tháng và tổng chi phí cộng dồn cần thiết để thực hiện hợp đồng. Thông thường thì tiến độ thi công dự định được thiết lập dựa vào kinh nghiệm tích luỹ của công ty theo từng dạng công trình cụ thể. Trong đó giá trị chi phí thực hiện hợp đồng của các tháng được tính từ sơ đồ tiến độ thi công tương ứng với chi phí theo kế hoạch đối với các công việc được thực hiện trong tháng. Chi phí của các tháng tiếp theo được tính bằng cách cộng dồn với chi phí của tháng trước đó.

Khi thiết lập được đường cong ngân sách, sẽ giúp các đơn vị nhà thầu thi công xây dựng kiểm soát được các nội dung quản lý chi phí như sau:

- Tác động đến các nhân tố gây ra sự thay đổi trong kế hoạch ngân sách đã được chấp thuận;

- Đảm bảo rằng chỉ tiêu không vượt quá ngân sách cho phép cho từng giai đoạn và cho cả dự án;

- Theo dõi kết quả thực hiện về chi phí để nhằm tách biệt và hiểu sâu các chênh lệch giữa thực tế so với kế hoạch;

Một phần của tài liệu Xem nội dung Tạp chí số 33 tại đây (Trang 41)