tại Việt Nam
tại Việt Nam dung quan trọng của hợp đồng bảo trì công trình đường bộ giúp công tác thực hiện hợp đồng đạt hiệu quả tốt nhất.
Từ khóa: Bảo trì công trình đường bộ; hợp đồng bảo trì công trình đường bộ công trình đường bộ
Abstract
This article presents legal basis, contents and main features of road maintenance. Simultaneously, it features of road maintenance. Simultaneously, it shows some methods for road maintenance contract in Vietnam. As the consequence, it sketches out some important contents of the road maintenance contract which helps to enhance the effectiveness of the contract performance.
Key words: Maintenance of road; contract for road maintenance maintenance
ThS. Bùi Thị Ngọc Lan
Bộ môn Kinh tế xây dựng và quản lý Khoa Quản lý đô thị
ĐT: 0976.509779
E-mail: ngoclan78dhkt@gmail.com
Ngày nhận bài: 8/01/2019 Ngày sửa bài: 6/3/2019 Ngày duyệt đăng: 01/3/2019
1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, mạng lưới giao thông vận tải và đặc biệt là hệ thống đường bộ đóng vai trò quan trọng, then chốt trong việc đảm bảo giao thông vận tải và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Theo thống kê của Bộ GTVT, hệ thống đường bộ Việt Nam có tổng chiều dài 570.448km, trong đó quốc lộ là 24.136km, đường cao tốc 816km, đường tỉnh 25.741km, đường huyện 58.347km, đường đô thị 26.953km, đường xã 144.670km, đường thôn xóm 181.188km và đường nội đồng 108.597km[9]. Nhằm đảm bảo cho các công trình được sử dụng, khai thác theo đúng yêu cầu thiết kế, kéo dài tuổi thọ thì phải thực hiện hoạt động bảo trì công trình phù hợp, đặc biệt là hệ thống giao thông đường bộ.
Tại Việt Nam, thông qua việc ban hành các văn bản luật, nghị định, thông tư [8] [6] [2] về bảo trì công trình xây dựng nói chung và công tác bảo trì công trình đường bộ nói riêng đã khẳng định: Bảo trì công trình là một chiến lược quan trọng để kéo dài tuổi thọ của đường, duy trì hệ thống đường bộ ở tình trạng tốt, khắc phục các hư hỏng gây ra trong quá trình khai thác, dưới tác động của xe chạy và các yếu tố ảnh hưởng bất lợi của môi trường. Công tác quản lý và thực hiện các hợp đồng bảo trì công trình đường bộ giữ một vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo trì công trình đường bộ. Do đó, việc nghiên cứu hợp đồng bảo trì công trình đường bộ để định hướng áp dụng rộng rãi cho Việt Nam là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn, góp phần hệ thống hóa được những đặc trưng cơ bản của hình thức hợp đồng bảo trì hệ thống giao thông đường bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các giải pháp hoàn thiện hợp đồng bảo trì hệ thống giao thông đường bộ Việt Nam.
2. Công tác bảo trì đường bộ Việt Nam
2.1 Các quy định của pháp luật về công tác bảo trì
Theo khoản 13 điều 3 Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015: “Bảo trì công trình xây dựng là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác sử dụng”. Nội dung bảo trì công trình xây dựng có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: Kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình nhưng không bao gồm các hoạt động làm thay đổi công năng, quy mô công trình [6].
Chủ quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo trì công trình theo quy định của đơn vị thiết kế được ghi trong thuyết minh thiết kế kỹ thuật và quy trình bảo trì của nhà thiết kế, chế tạo đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong đó, quy trình bảo trì công trình xây dựng là tài liệu quy định về trình tự, nội dung và chỉ dẫn thực hiện các công việc bảo trì công trình xây dựng. [6]
Nội dung chính của quy trình bảo trình công trình xây dựng bao gồm: Các thông số kỹ thuật, công nghệ của công trình, bộ phận công trình và thiết bị công trình; Quy định đối tượng, phương pháp và tần suất kiểm tra công trình; Quy định nội dung và chỉ dẫn thực hiện bảo dưỡng công trình phù hợp với từng bộ phận công trình, loại công trình và thiết bị lắp đặt vào công trình; Quy định thời điểm và chỉ dẫn thay thế định kỳ các thiết bị lắp đặt vào công trình; Chỉ dẫn phương pháp sửa chữa các hư hỏng của công trình, xử lý các trường hợp công trình bị xuống cấp; Quy định thời gian sử dụng của công trình; Quy định về nội dung, thời gian đánh giá định kỳ đối với công trình phải đánh giá an toàn trong quá trình khai thác sử dụng theo quy định của pháp luật có liên quan; Xác định thời điểm, đối tượng và nội dung cần kiểm định định kỳ; Quy