Đặc điểm biến đổi cao độ xuất hiện mặt lớp đất cuội sỏi khu vực quận Thanh xuân thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Xem nội dung Tạp chí số 33 tại đây (Trang 28)

sỏi khu vực quận Thanh xuân thành phố Hà Nội

Như đã trình bày, trong phạm vi nghiên cứu, tầng đất cuội sỏi của hệ tầng Hà Nội, Lệ Chi là tầng đất tốt, thường được sử dụng để đặt cọc khoan nhồi của nhiều công trình nhà cao tầng ở Hà Nội. Để có thể dự đoán được chiều sâu khảo sát địa kỹ thuật, cũng như chiều dài của cọc khoan nhồi cho

các công trình nhà cao tầng thì cần thiết phải xác định được chiều sâu xuất hiện mặt lớp đất này. Các kết quả nghiên cứu được tiến hành theo trình tự sau:

- Thu thập, phân tích và tổng hợp các tài liệu đã công bố và lưu trữ liên quan tới đặc điểm địa chất, địa chất thủy văn - địa chất công trình và lịch sử phát triển địa chất khu vực nghiên cứu. Thu thập các tài liệu khảo sát địa chất công trình, điều tra nước dưới đất... để có bức tranh chung về các đặc điểm địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình khu vực nghiên cứu. Để nghiên cứu đặc điểm biến đổi cao độ xuất hiện mặt lớp đất cuội sỏi khu vực quận Thanh Xuân, chúng tôi đã thu thập và chỉnh lý trên hình trụ của 211 hố khoan trong phạm vi nghiên cứu.

- Định vị các lỗ khoan trên bản đồ địa hình Quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội thu được tệp cơ sở dữ liệu 3D cho các giá trị X, Y, H (X – kinh độ; Y – vĩ độ; Z – cao độ mặt lớp đất cuội sỏi hệ tầng Hà Nội). Từ tệp cơ sở dữ liệu này, dùng phần mềm Surfer nội suy xây dựng tệp lưới và vẽ được các sơ đồ đẳng trị. Phần mềm Surfer cung cấp cho người sử dụng 4 phương pháp chính để nội suy chuẩn đó là:

+ Phương pháp tỷ lệ nghịch đảo khoảng cách (Inverse Distance to a Power). Ưu điểm của phương pháp này là griding rất nhanh. Nhược điểm là có xu hướng đồng tâm quanh điểm đã biết nào đó (Bull’s eyes), để khắc phục nên thử nghiệm chọn số mũ khoảng cách cho phù hợp (thường bậc 2-3);

+ Phương pháp độ cong tối thiểu (Minimum Curvature) cho tốc độ tính nhanh nhưng kém chính xác;

+ Phương pháp hồi quy đa thức (Polinominal Regression) là phương pháp khá thuận lợi cho phân tích bề mặt 3D, song thường có xu hướng cục bộ, ít sát thực tế;

+ Phương pháp Kriging là phương pháp rất mềm dẻo, dùng được với hầu hết các dữ liệu ban đầu. Nếu xác định được hướng biến đổi chính, bán kính ảnh hưởng thì phương pháp sẽ cho hiệu quả tốt hơn. Do vậy, rất thích hợp nếu được nghiên cứu bằng các hàm cấu trúc γ(h). Đây là phương pháp mặc định của Surfer.

Kết quả nghiên cứu thể hiện trên các hình vẽ 1 và 2.

Một phần của tài liệu Xem nội dung Tạp chí số 33 tại đây (Trang 28)